Các chỉ tiêu quan trọng thường được sử dụng để đo lường hiệu quả HĐKD của ngân hàng là: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).
2.2.2.1Lợi nhuận trên tổng tài sản
Lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets - ROA) là chỉ số đo lường khả năng các NHTM quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính để tạo ra lợi nhuận. ROA được tính theo công thức:
________ L i nhu n sau thuợ ậ ế
ROA = Z-* 1--- x 100%
T ng tài s nổ ả
ROA được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng, ROA cao cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả cũng như thể hiện ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. Ngược lại, ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư, cho vay không năng động hoặc do chi phí hoạt
động của ngân hàng quá cao. Nói cách khác, đây là chỉ tiêu cho biết bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ một đồng tài sản. Theo thông lệ quốc tế, chỉ tiêu ROA ≥ 1% thể hiện ngân hàng đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tổng tài sản (Trần Thọ Đạt và Lê Thanh Tâm, 2016). Theo CAMEL, ngân hàng đạt hiệu quả nhất khi tỷ lệ ROA ≥ 1.5% (Rozzani và Rahman, 2013).
2.2.2.2Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE) là chỉ số phản ánh hiệu quả của vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường hiệu quả đầu tư của vốn chủ sở hữu. Bản chất chỉ số này phản ánh được khả năng tạo ra lợi nhuận từ một đồng vốn mà nhà đầu tư đầu tư vào ngân hàng cho nên luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư. ROE được tính theo công thức:
______ L i nhu n sau thuợ ậ ế
ROE = -ɪɪɪɪ- x 100%
V n ch s h uố ủ ở ữ
Chỉ số này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và mức doanh thu từ lợi nhuận tương đối mà các cổ đông được hưởng khi đầu tư vào doanh nghiệp. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, ngân hàng kinh doanh hoạt động có lãi. Nếu mang giá trị âm là ngân hàng kinh doanh thua lỗ. Đồng thời, ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng cân đối trong việc sử dụng vốn cổ đông so với đồng vốn đi vay của mình một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận trong quá trình hoạt động. ROE cho thấy hiệu quả quản lý của các ngân hàng trong việc sử dụng vốn cổ đông.
Theo thông lệ quốc tế (Dịch vụ nhà đầu tư của Moody: MIS-39 Moody’s Investors Service), ROE ≥ 12% -15% được coi là tốt. Tại Việt Nam: ROE được xem là tốt nếu nằm trong khoảng từ 14% - 17% (Trần Thọ Đạt và Lê Thanh Tâm, 2016). Theo tiêu chuẩn của CAMEL, ngân hàng đạt hiệu quả nhất khi chỉ tiêu ROE ≥ 22% (Rozzani và Rahman, 2013). Chỉ tiêu ROE càng cao phản ánh lợi nhuận ròng các cổ đông của ngân hàng nhận được càng cao.
2.2.2.3Các chỉ tiêu đo lường khác
Ngoài hai chỉ tiêu ROA và ROE được sử dụng phổ biến trong phân tích hiệu quả HĐKD như đã đề cập ở trên thì khi đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng, người ta còn dùng các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ thu nhập cận biên dùng để đo lường khả năng sinh lời và hiệu quả của ngân hàng, bao gồm các chỉ tiêu như:
- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM -Net Interest Margin):
Thu nhập lãi-Chi phí lãi
NIM = αιɪɪ N ɪ' _..a_ x 100%
Tong tài sản có sinh lời bình quân
Tỷ lệ này được các ngân hàng quan tâm vì có thể giúp ngân hàng dự báo khả năng sinh lãi thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản có khả năng sinh lời và tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp. Tỷ lệ NIM cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản lý tài sản và nợ. Ngược lại, NIM thấp sẽ cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận.
- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NM -Non Interest Margin):
r Thu nhập ngoài lãi-Chi phí ngoài lãi
NM = ^E ' . ; x 100%
Tong tài sản có sinh lời bình quân
Tỷ lệ NM càng lớn thể hiện mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ khác ngoài tín dụng cũng như hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ này càng cao và ngược lại.
- Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM -Net Profit Margin): NPM = π.J^nhtpsau.thuL x 100%
TOng thu từ hoạt động
Chỉ số NPM phản ảnh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ. Tỷ lệ này càng càng cao càng tốt và ngược lại.