Mô hình nghiên cứu có thể xảy ra hiện tượng nội sinh, ngoại sinh ngoài ra một
pháp GMM để hồi quy về tác động của rủi ro tín dụng đến ROA, ROE.
Kiểm định Hansen Test để kiểm định tính over-identifying của các biến công cụ. Kết quả cho thấy hệ số p-value đều lớn hơn 10%, kết luận biến công cụ được sử dụng trong mô hình SGMM thỏa mãn tính over-identifying. Ngoài ra, kiểm định tự tương quan bậc hai (AR2) cho kết quả p-value đều lớn hơn 0.05, kết luận phần dư của mô hình SGMM không tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc hai. Biến công cụ được sử dụng trong mô hình đều thõa mãn hai kiểm định đề ra. Ngoài ra số công cụ nhỏ hơn số nhóm. Như vậy, sử dụng mô hình SGMM với biến trễ của phụ thuộc làm biến công cụ đã giải quyết được hiện tượng nội sinh trong mô hình. Các kết quả tìm thấy được trong mô hình là vững và đạt yêu cầu hoàn toàn có thể phân tích được (Bảng 4.13).
[5.90] LLR -0.0883* -0.377*** -1.487* -4.892*** [-1.75] [7.22] [-1.95] [3.02] NPL -0.0598*** -0.101** -1.154*** -3.665*** [-3.59] [-2.51] [-4.32] [-6.27] SIZE 0.00776*** 0.00175*** 0.171*** 0.0378* [7.83] [2.97] [8.17] [1.71] GLOAN 0.00325** 0.00193*** 0.0302 0.107*** [2.44] [8.28] [1.59] [-23.10] GDP 0.0182 0.0307*** -2.864*** 3.468*** [1.25] [2.90] [-12.23] [-13.47] ETA 0.107*** 0.00284 1.009*** 0.888*** [9.13] [0.28] [5.21] [-3.43]
[-7.20] [1.26] [-6.24] [2.17]
N 250 225 250 225
______R-sq_____
Số nhóm 25 25
Số công cụ 19 19
Hansen test Prob > chi2 = 0.857 Prob > chi2 = 0.677 Sargan test Prob > chi2 = 0.613 Prob > chi2 = 0.723
Arellano- Bond test cho
(AR2)
H0: no autocorrelation H0: no autocorrelation
Prob > z = 0.165 Prob > z = 0.472
* p<0.1, **p<0.05, ***p<0.01 --- ∖---/
Đối với hiệu quả kinh doanh đo bằng chỉ tiêu ROA, ở mức ý nghĩa thống kê 1%, cả hai mô hình đề có chung 2 biến mang ý nghĩa thống kê gồm SIZE, EFF và chiều hướng tác động của 2 biến đúng chiều so với giả thuyết đặt ra. Bên cạnh đó, biến tác động tới ROA có ý nghĩa thông kê với mức ý nghĩa 5% với các biến NPL, LLR, GLOAN, GDP. Ngoài ra, các biến trễ và trong quá trình khắc phục hiện tượng nội sinh thì không tìm thấy ý nghĩa thống kê với biến ETA.
Đối với hiệu quả kinh doanh đo bằng chỉ tiêu ROE, 2 mô hình có chung 4 biến mang ý nghĩa thống kê gồm NPL, ETA, EFF, GDP ở mức ý nghĩa thống kê 1% và SIZE có ý nghĩa thông kê với mức 10% tuy nhiên chiều hướng tác động của GDP và GLOAN thay đổi tác động đến với ROE giống với kỳ vọng đặt ra và biến trễ của SIZE, GLOAN, ETA, LLR, trong quá trình kiểm định đã không có ý nghĩa thống kê.
Cuối cùng quan trọng nhất, đối với biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) kết quả kiểm định ở phương pháp GMM vẫn không thay đổi chiều hướng tác động ngược chiều với ROA và ROE với mức ý nghĩa 1% và 5%. Điều đó cho thấy, rủi ro tín dụng có mối quan hệ vô cùng mạnh mẽ đối với hiệu quả kinh doanh ngân hàng và cần được quản lý và kiểm soát để gia tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Kiểm định và kết quả nghiên cứu của mô hình với mẫu nghiên cứu trong thời gian 2011 - 2020. Mô hình sử dụng các phương pháp Pooled OLS, FEM, REM, FGLS, GMM để thực hiện chạy và kiểm định mô hình. Dùng kiểm định F để so sánh mô hình Pooled OLS và FEM, dùng kiểm định Hausman để so sánh FEM và REM, dùng kiểm định Breusch and Pagan Lagrange Multiplier Test để so sánh mô hình Pooled OLS và REM.
Nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng ngân hàng từ việc lựa chọn mô hình
phù hợp là FEM cho mô hình với biến phù thuộc ROA và biến phụ thuộc ROE. Tiếp đến dùng kiểm định FGLS và SGMM với trường hợp có hiện thượng nội sinh để khắc
phục các khuyết tật xảy ra trong mô hình như hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi, nội sinh cho thấy rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy một số các yếu tố khác cũng có tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam như: tăng trưởng tín dụng (GLOAN), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ cấu trúc vốn (ETA), kém hiệu quả chi phí hoạt động (EFF). Bên cạnh đó, nhằm gia tăng sự chắc chắc, mức độ vững của nghiên cứu, nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng SGMM để kiểm lại các biến tác động có ý nghĩa với ROA, ROE cũng như các biến không có ý nghĩa thống kê khi sử dụng ước lượng SGMM để khắc phục các khuyết tật hay các biến trở nên có ý nghĩa thống kê với kỳ vọng đặt ra theo giả thuyết khi
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Ket luận
Ket quả nghiên cứu trên thường không giống nhau bởi môi trường kinh tế, cách thức quản lý, hoạt động mỗi ngân hàng của mỗi quốc gia không giống nhau. Khóa luận hồi quy FGLS kết hợp SGMM để khắc phục hiện hiện tượng phương sai thay đổi, tượng tự quan và nội sinh để đảm bảo kết quả ước lượng thu được có độ tin cậy và hiệu quả. Phân tích hiệu quả kinh doanh ngân hàng chịu tác động của rủi ro tín dụng và cũng như các nhân tố khác như thế nào.
Mô hình nghiên cứu sử dụng dữ liệu trên BCTC giai đoạn 2011 - 2020 đã được kiểm toán của 25 NHTM Việt Nam. Như vậy, nghiên cứu nhằm cung cấp thêm cơ sở lý luận và bằng chứng thực nghiệm để kết luận về tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh tại NHTM Việt Nam. Qua kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 4, có thể kết luận một số ý chính như sau:
Tỷ lệ tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều với hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Ngoài hai biến chính đo lường tác động của RRTD, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng biến quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ cấu trúc vốn (ETA), tăng trưởng tín dụng (GLOAN) có tác động cùng chiều với cả 2 biến ROE, ROA đại điện cho hiệu quả kinh doanh NHTM và biến kém hiệu quả chi phí hoạt động (EFF) ngược chiều với cả 2 biến ROE, ROA đại điện cho hiệu quả kinh doanh NHTM. Bên cạnh đó, các biến tỷ lệ tăng trưởng (GDP) không có ý nghĩa thống
kê trong bài với mô hình có biến phụ thuộc ROE, nhưng với mô hình hồi quy SGMM
đã có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cũng cố cơ sở lý thuyết ở chương 2, đồng thời góp phần làm nền tảng cho các nghiên cứu liên quan đến tác động của RRTD đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam trong tương lai. Đề tài có những khác biệt so với nghiên cứu trước ở Việt Nam như mở rộng giai đoạn thu thập số liệu, mẫu nghiên cứu là dữ liệu cân bằng và đưa thêm một số biến kiểm soát nhằm đánh giá tác động của các biến đó tới hiệu quả kinh doanh của
Rủi ro tín dụng là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Điều này đồng nghĩa với ngân hàng đối mặt với rủi ro tín dụng càng cao, hiệu quả kinh doanh ngân hàng sẽ giảm. Đối với các NHTM Việt Nam trong trong những năm gần đây cũng đã cho thấy cái nhìn trực quan về tác động này, khi nợ xấu tăng cao cùng với đó là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng cao đã làm cho lợi nhuận ngân hàng có sự sụt giảm đáng kể, đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Do vậy, mà các ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm cải thiện lợi nhuận cho ngân hàng mình. Qua phân tích ta thấy rằng hoạt động cho vay là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó mức lãi suất cho vay thường cao hơn so với việc việc ngân hàng đầu tư vào những tài sản khác với mức độ an toàn cao hơn. Thông thường cho vay càng nhiều, lợi nhuận mang lại càng cao. Tuy nhiên, nếu mở rộng hoạt động cho vay mà không chú trọng đến kiểm soát chất lượng tín dụng thì có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng nợ xấu, từ đó làm hiệu quả kinh doanh ngân hàng giảm đi.
Kết quả đạt được trong bài khóa luận kỳ vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào định hướng chính sách của những cơ quan, ngân hàng giúp cho việc hoạt động kinh
doanh của ngân hàng được phát triển, đề ra những quy định phù hợp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.
Bài khóa luận sẽ đưa ra một số kiến nghị tham khảo cho ngân hàng NHNN và các ngân hàng TMCP Việt Nam trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.
5.2 Một số kiến nghị
5.2.1 Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thứ nhất, ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp.
Hiện nay, quy định của pháp luật không bắt buộc tất cả các doanh nghiệp đều phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, chỉ những doanh nghiệp quy định tại Công văn
số 1339/BTC - CĐKT ngày 24/01/2014 do Bộ Tài chính ban hành mới cần thực hiện kiểm toán. Điều này đã làm cho các NHTM Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc
doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc phải kiểm toán. Vì vậy, Chính phủ nên ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng đánh giá đúng khả năng tài chính của doanh nghiệp và hạn chế rủi
ro tín dụng tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình cung ứng vốn. Ngoài ra, Chính phủ cần ban hành văn bản pháp luật chỉ rõ ràng trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kế toán viên, phải đề ra mức xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi kiểm toán thiếu trung thực, gian lận. Bởi vì khi các số liệu trên báo cáo tài chính không bảo đảm được tính chính xác và độ trung thực sẽ dẫn đến nhiều hậu quả về sau.
Thứ hai, khuyến khích mua bán nợ trên nền kinh tế ở thực tế, Chính phủ
cũng
đã thành lập công ty mua bán nợ VAMC. Tuy nhiên, công ty này chỉ có thể mua mà không thể bán do chưa có thị trường mua bán nợ. Như vậy, Chính phủ nên sớm xây dựng, hình thành và công khai hoạt động thị trường mua bán nợ để khuyến khích việc
mua bán nợ trong nền kinh tế. Điều này sẽ tạo điều kiện để VAMC có thể bán lại các khoản nợ xấu cho các doanh nghiệp quản lý tài sản không những trong nước mà cả nước ngoài, thu hồi vốn để tiếp tục thu mua nợ xấu, tái tạo dòng chảy vốn cho nền kinh tế.
Thứ ba, quy định về việc tất cả NHTM Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn Basel
II,
NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN năm 2016 quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực an toàn vốn Basel II có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Các ngân hàng buộc phải chuẩn bị kỹ lưỡng và tăng cường đầu tư cả về nhân lực, công nghệ lẫn chi phí vận hành để chuẩn hóa về quản trị rủi ro theo đúng chuẩn quốc tế vốn khắt khe hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Việt Nam. Là những quy
thanh toán các khoản vay. Do đó, Chính phủ cần ban hành những chính sách phù hợp
kích thích tiêu dùng người dân tăng lên, đưa ra các chương trình thúc đẩy tăng trưởng
như hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các gói cho vay hỗ trợ người nghèo gia tăng sản xuất, hỗ trợ công nhân mua nhà ở.
5.2.2 Đối với Ngân Hàng thương mại Việt Nam
Thứ nhất, nâng cao chất lượng của công tác định giá tài sản bảo đảm nhằm
giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cần phải xác định rằng đây là một khâu then chốt để cho vay và là công cụ quan trọng để giảm thiểu rủi ro khi xử lý tài sản thế chấp. Các ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin về bất động sản, phối hợp với các tổ chức
môi giới, các công ty nghiên cứu thị trường để hình thành bộ dữ liệu thông tin giá thị trường phục vụ cho toàn hệ thống ngân hàng. Đồng thời các ngân hàng cần phối hợp nhiều hơn nữa với các tổ chức định giá độc lập để nâng cao tính khách quan trong việc xác định giá trị tài sản.
Thứ hai, thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng.
Đây là biện pháp quan trọng, không chỉ theo dõi, cập nhật kịp thời tình hình khoản vay mà nó còn hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Một khoản cho vay có hiệu quả
sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm tra tín dụng. Ngay cả đối với những khoản vay tốt cũng cần kiểm tra định kỳ đảm bảo tình trạng khoản vay không bị xấu đi. Đồng thời, phải nắm rõ được phương án sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn vay của khách
hàng, kiểm tra định kỳ nhằm so sánh tình hình thực tế với dự kiến ban đầu, kiểm soát
được nguồn trả nợ cho ngân hàng. Công tác kiểm tra sử dụng vốn cần phải được thực
Thứ ba, quy mô ngân hàng đang có tác động cùng chiều với HQKD của các NHTM. Như vậy, là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sức mạnh tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Khi quy mô của ngân hàng tăng lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, cũng như cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến khách hàng, giúp gia
tăng niềm tin cho khách hàng. Gia tăng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản sẽ góp phần nâng cao năng lực tài chính và khả năng phòng chống rủi ro không chỉ riêng mỗi ngân
hàng mà còn cho cả hệ thống. Trong đó, việc sáp nhập và hợp nhất ngân hàng là một phương án cần xem xét trong giai đoạn hiện nay bởi nó đang là vấn đề trọng tâm trong đề án tái cấu trúc hệ thống NHTM mà Chính phủ và các ngân hàng đang tiến hành.
Thứ tư, các ngân hàng phải đa dạng hóa hoạt động, giảm dần sự phụ thuộc vào
nguồn thu nhập đến từ hoạt động tín dụng. Hiện nay, ngân hàng hoạt động trong ba lĩnh vực chính là tín dụng, đầu tư và dịch vụ. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư được các ngân hàng khai thác triệt để trong thời gian qua và các ngân hàng đang phải đối mặt với thách thức kiểm soát RRTD. Chính vì vậy định hướng mở rộng hoạt động dịch vụ được xem như là chiến lược phòng chống rủi ro cho ngân
hàng. Và để phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng hiện nay trước cuộc cách mạng 4.0 khi kết hợp với các công ty Fintech phát triển cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ số để gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, mỗi NHTM phải chú trọng đầu tư, hoàn thiện
kết cấu cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin để có thể hiện đại, tự động hóa hầu hết các quy trình nghiệp vụ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng thông qua ứng dụng công nghệ số, xây dựng mô hình chi nhánh hiện đại, dựa vào nền tảng công nghệ tự động hóa, kết nối đa chiều và thông minh hóa của cách mạng công nghiệp.