Giả thiết nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢKINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIVIỆT NAM 10598423-2238-010825.htm (Trang 47 - 50)

Có rất nhiều nghiên cứu trước đây trên thế giới về tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu (NPL) thường được dùng để đại diện cho rủi ro tín dụng. Chẳng hạn như Aduda và Gitonga (2011) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hoạt động kinh doanh của các NHTM

tại Kenya giai đoạn 2000-2009, Li và Zou (2014) khi nghiên cứu tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Châu Âu. Ngoài ra, Gizaw và cộng sự (2015) khi nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại tại Ethiopia.

Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu (NPL) tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Với tỷ lệ nợ xấu là chỉ số phổ biến khi thực hiện nghiên cứu của tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh, luận văn đưa ra giả thuyết sau:

Gỉả thuyết Hi: Tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Ngoài tỷ lệ nợ xấu (NPL), thì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) cũng

được các nghiên cứu truớc đây sử dụng để đại diện cho rủi ro tín dụng. Tỷ lệ này được xác định là cũng có tác động nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

theo nghiên cứu của Zou và cộng sự ( 2014), Gizaw và cộng sự (2015) trong một nghiên cứu về kiểm tra tác động của RRTD đến hiệu quả hoạt động tài chính của các NHTM Jordan (2005 -2013) củng kết luận tương tự. Tại Việt Nam, các nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) đều có cùng một kết luận rằng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến hiệu

Những ngân hàng có quy mô tài sản lớn sẽ có kinh nghiệm quản lý khoản vay, điều kiện vay vốn thắt chặt nên các khoản vay lành mạnh tăng và danh mục cho vay có cơ hội đa dạng hóa nên hạn chế rủi ro tín dụng gia tăng làm hiệu quả kinh doanh ngân hàng theo xu hướng đi lên. Đã có nhiều các nghiên cứu về ảnh hưởng của lợi thế kinh tế theo quy mô đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và ủng hộ lập luận này, điển hình là Samuel (2012), Tehulu và cộng sự (2014). Tại Việt Nam, Đỗ Quỳnh

Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) đã nghiên cứu được rằng quy mô ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Giả thuyết H3: Quy mô của ngân hàng tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Qua thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, một chỉ tiêu luôn được các ngân hàng quan tâm và được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát hàng năm đó chính là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Chỉ tiêu này được Ngân hàng Nhà nước quy định cho từng ngân hàng thương mại cổ phần khi thực hiện kinh doanh

trong năm kế tiếp. Cụ thể, nghiên cứu Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai tìm thấy rằng tốc độ tăng trường có quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng với tốc độ tăng trường cao dễ dàng mang lại hiệu quả kinh doanh. Chính vì thế, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H4: Tăng trưởng tín dụng tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Khi vốn càng cao thì quyền lợi cổ đông càng lớn nhưng phần lớn cổ đông sợ rủi ro nên có tâm lý đầu tư thận trọng, từ đó cổ đông sẽ tác động cấp quản lý điều hành thực thi chính sách tín dụng thận trọng. Đồng thời với tỷ lệ nắm giữ vốn chủ sở hữu cao cũng tạo điều kiện ngân hàng có khả năng tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ hơn,

độ rủi ro của danh mục cho vay và đầu tư của mình, và kết quả nợ xấu cao hơn trung bình trong tương lai (Berger và De Young, 1997). Mặt khác, nếu rủi ro xảy ra thì ngân hàng nào có tiềm lực mạnh về vốn sẽ có ưu thế trong việc xử lý rủi ro và vượt qua khó khăn. Cụ thể, có nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực với hiệu quả kinh doanh Alexiou và Sofoklis (2009), Garcia-Herrero và cộng sự (2009). Trên cơ sở lý thuyết, giả thuyết được đưa ra trong bài nghiên cứu:

Giả thuyết H5: Tỷ lệ cấu trúc vốn tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh ngân hàng.

Athanasolou và cộng sự (2006), Vania Andriani và Sudarso Kaderi Wiryono (2015) đã phát triển các giả thuyết về hiệu quả. Họ phân tích nhiều tình huống trong đó RRTD liên quan đến hiệu quả, và có một mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu quả và tính ổn định của NHTM, nhưng RRTD cùng chiều với chi phí hoạt động. Họ cho rằng các ngân hàng quản lý chi phí không hiệu quả có thể có xu hướng gặp vấn đề về

cho vay đối với một số lý do. Bên cạnh đó, các ngân hàng cho vay không hiệu quả, gặp vấn đề giám sát chi phí nội bộ và có thể đánh giá các khoản vay xấu. Do đó, việc

quản lý kém chi phí có liên quan với sự gia tăng nợ xấu trong tương lai. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) cũng đưa ra kết luận tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới đã nêu trên, đây cũng là kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015), luận văn thực hiện xây dựng giả thuyết

H6 như sau:

Gỉả thuyết H6: Tỷ lệ kém hiệu quả chi phí hoạt động tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Sự phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngân hàng, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nguồn thu nhập ổn định giúp cho ngân hàng dễ thu hồi nợ. Mặc khác, trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế thì nhu cầu đi vay của người dân cao do lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm nên nguồn phí thu từ các

kinh doanh ngân hàng. Một số nghiên cứu như Sufian và Chong (2008), Anbar và Alper (2011), Poposka và Trpkoski (2013) không có mối quan hệ giữ tăng trưởng kinh kế và hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H7: Tốc độ tăng trưởng tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh ngân hàng.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢKINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIVIỆT NAM 10598423-2238-010825.htm (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w