- Tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ số cho thấy chất lượng và rủi ro xảy ra đối với các khoản cho vay. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu một trong những chỉ tiêu quan trọng để xem xét mức độ rủi ro tín dụng, và là một chỉ báo cho thấy cách mà các ngân hàng quản lý rủi ro tín dụng của họ. Vì vậy, trong các nghiên cứu trước đây của Josiah-James (2011), Li và Zou (2014), Gizaw và cộng sự (2015), Olawale và cộng sự (2015).
Chỉ tiêu này được đo lường bằng cách lấy tổng nợ xấu (nhóm nợ từ 3 đến 5 theo
tiêu chuẩn phân loại của Ngân hàng Nhà Nước) chia cho tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng, theo số liệu báo cáo tài chính qua các năm của các ngân hàng thương mại cổ phần.
Tỷ lệ nợ xấu được xác định theo công thức sau:
N x uợ ấ
Tỷ lệ nợ xấu = rτ^. _ " — x 100%
T ng d nổ ư ợ
- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)
Biến tỷ lệ dự phòng RRTD được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm giữa mức dự phòng RRTD so với tổng dư nợ của từng ngân hàng. Trong đó, mức dự phòng RRTD
được trích lập gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể được lấy từ thuyết minh báo cáo tài chính, tổng dư nợ được thu thập từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng hàng năm.
Khi khách hàng phát sinh nợ quá hạn, ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng, phát sinh chi phí dự phòng cho vay khách hàng, điều này làm giảm hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Các bằng chứng nghiên cứu là Gizaw và cộng sự (2015), Kayode và cộng sự (2015), Ayandavà cộng sự (2013), Nguyễn Quốc Anh (2016).
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD được đo lường như sau:
_... Dự phòng r i ro tín d ngủ ụ
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = — ---ɪ _ ■—'--- — x 100%
- t ∙ t & T ng d nổ ư ợ