Lựa chọn địa điểm

Một phần của tài liệu 9789290619826-vie (Trang 30 - 31)

KẾ CHÍNH – BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NÂNG CAO

3.2.1 Lựa chọn địa điểm

Trong quá trình lập kế hoạch phòng xét nghiệm, cần thiết phải xem xét địa điểm thực tế xây dựng phòng xét nghiệm.

Nếu phòng xét nghiệm là một phần của cơ sở lớn hơn, ví dụ: bệnh viện, cơ sở khoa học hoặc cơ quan nghiên cứu, địa điểm xây dựng phòng xét nghiệm có thể ở một tòa nhà riêng biệt. Nếu không thể xây dựng một tòa nhà riêng biệt, thì phòng xét nghiệm có thể đặt ở khu vực phía sau hoặc cách xa lối đi chung giữa các phòng hoặc tòa nhà khác

của cơ sở đó.

Trường hợp phòng xét nghiệm phải dùng chung tòa nhà với các khoa, phòng khác, nên bố trí phòng xét nghiệm ở cuối hành lang không có lối vào, và/hoặc xây dựng tường và/hoặc cửa ngăn cách phòng xét nghiệm với các khu vực không bị hạn chế đi lại.

Ở khu vực có các quy trình cụ thể đang được tiến hành ngay trong phòng xét nghiệm, có thể áp dụng tách biệt vật lý bằng cách xây dựng các phòng bổ sung hoặc kết hợp thiết bị ngăn chặn thứ nhất (ví dụ tủ an toàn sinh học) vào thiết kế phòng xét nghiệm. Ngoài ra, có thể xem xét tách biệt hệ thống sưởi và điều hòa không khí.

3.2.2 Phòng đệm

Phòng đệm là một phòng trung gian được sử dụng để tạo thêm một lớp ngăn cách và an toàn giữa các biện pháp kiểm soát nâng cao trong phòng xét nghiệm với các phòng bên ngoài hoặc phòng xét nghiệm chung. Phòng đệm thường được sử dụng là khu vực thay đồ, mặc áo choàng phòng xét nghiệm và BHCN khác để làm việc trong phòng xét nghiệm. Tại phòng đệm, nhân viên cởi bỏ và cất quần áo cá nhân trước khi mặc quần áo xét nghiệm phù hợp mà chúng có thể bị nhiễm một khi đã ở trong phòng xét nghiệm. Quần áo phòng xét nghiệm phải được cất giữ riêng biệt với tủ quần áo cá nhân. Phòng đệm có thể đặt bồn rửa tay bên trong và cũng là phòng lưu đồ của phòng xét nghiệm.

Trong một số ít trường hợp, nếu phòng xét nghiệm có thể tạo ra khí dung đáng kể, phòng đệm có thể hoạt động như một phần trong tầng áp suất để ngăn chặn luồng khí đi ngược ra. Thông tin thêm về chênh lệch áp lực, tham khảo mục 3.4.

Thông thường các cửa phòng đệm nên được mở lần lượt từng cửa một để cả cửa bên ngoài và cửa bên trong không bao giờ mở cùng một lúc, và cửa bên trong mở vào không gian phòng xét nghiệm. Việc mở lần lượt có thể áp dụng là quy trình bắt buộc tất cả nhân viên phải tuân thủ. Ngoài ra, có thể lắp đặt hệ thống khóa liên động điện tử. Trong trường hợp này, điều quan trọng là phải xem xét các quy trình thoát hiểm khẩn cấp, nếu hệ thống tự động này bị lỗi. Cửa tự đóng tự động cũng có thể cần thiết.

Một phần của tài liệu 9789290619826-vie (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)