LẬP KẾ HOẠCH
6.3 Tóm tắt yêu cầu của đơn vị sử dụng
Khi đánh giá nguy cơ và đánh giá nhu cầu đã được thực hiện, cần chuẩn bị thành tài liệu để thông báo kết quả của những đánh giá này cho các nhà thiết kế. Tài liệu này là yêu cầu ngắn gọn của đơn vị sử dụng. Các chuyên gia có kinh nghiệm thiết kế phòng xét nghiệm có thể yêu cầu bổ sung thêm thông tin và các quy trình, công việc của phòng xét nghiệm, để xây dựng tài liệu tóm tắt thành tài liệu Yêu cầu thông số kỹ thuật chi tiết và tổng hợp của đơn vị sử dụng (mục 7.1). Các chuyên gia này có thể đến từ đơn vị sử dụng hoặc bên ngoài cơ sở đang được thiết kế/xây dựng. Ví dụ về tóm tắt yêu cầu của đơn vị sử dụng có thể được tìm thấy trong Phụ lục 1.
Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng hoạt động phòng xét nghiệm
▪ vụ phạm tội không thường xuyên trong khu vực
Các tình huống có thể xảy ra phơi nhiễm hoặc phát tán tác nhân gây bệnh
▪ văng bắn hay phát tán vi khuẩn M. tuberculosis do tràn đổ
▪ tiếp xúc với về mặt lây nhiễm
▪ xử lý chất thải không đúng cách
Bảng 6.1 Các biện pháp kiểm soát nguy cơ cần thiết dựa trên đánh giá rủi ro và các nhu cầu liên quan dựa trên đánh giá nhu cầu đối với phòng xét nghiệm kháng sinh đồ lao (tiếp theo)
▪ đảm bảo hạn chế tiếp cận ▪ cần có hệ thống đảm bảo chỉ những người được ủy quyền mới có quyền truy cập (ví dụ chìa khóa, thẻ từ)
▪ song sắt cửa sổ ở tầng trệt
Tủ ATSH = tủ an toàn sinh học; MDR-TB = lao đa kháng thuốc; BHCN = trang bị bảo hộ cá nhân; XDR-TB = lao siêu kháng thuốc
6.4 Chi phí
Lập kế hoạch một cơ sở xét nghiệm mới hoặc cải tạo/thay đổi mục đích sử dụng cơ sở hiện có thường đòi hỏi một trường hợp kinh doanh để chứng minh nhu cầu cho dự án phòng thí nghiệm được đề xuất và để đảm bảo nguồn tài chính cần thiết. Trường hợp kinh doanh này sẽ được xây dựng dựa trên đánh giá rủi ro và đánh giá nhu cầu và phải chứng minh được những lợi ích mà cơ sở sẽ mang lại so với chi phí ước tính của việc xây dựng/cải tạo/sử dụng lại nó. Điều cơ bản là xác định tất cả các chi phí dự kiến sẽ phát sinh trong quá trình lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành, giao hàng, vận hành và duy trì bất kỳ cơ sở mới, tân trang hoặc thay thế nào.
Chi phí này bao gồm:
chi phí đất xây dựng (nếu áp dụng) và các chi phí dịch vụ hay yêu cầu cải tiến hạ tầng xung quanh nào;
chi phí cấp phép và giấy phép cần thiết để tiến hành xây dựng (nếu có);
chi phí thời gian của các đội/người khác nhau ở mỗi giai đoạn sau: - lập kế hoạch
- thiết kế - xây dựng
- đào tạo - đào tạo cần thiết cho tất cả người sử dụng phòng xét nghiệm và nhân viên hỗ trợ kỹ thuật và bảo dưỡng (liên tục)
- chuẩn bị (hoạt động trước) - ví dụ viết quy trình thực hành chuẩn - hoạt động - trong ít nhất 5 năm đầu tiên vận hành và sử dụng
- bảo dưỡng - bao gồm các chuyên gia để chứng nhận và xác nhận, và trong 5 năm đầu tiên vận hành và sử dụng;
chi phí vật liệu - tất cả các vật liệu xây dựng cần thiết để xây dựng tòa nhà;
chi phí thiết bị - tất cả các thiết bị cần thiết để phù hợp với phòng xét nghiệm;
chi phí vật tư tiêu hao - tất cả các vật tư mà phòng xét nghiệm sử dụng hàng ngày/ hàng tuần (ví dụ: pipet, găng tay, lam kính, túi đựng chất thải, sinh phẩm, bhcn) trong 5 năm đầu tiên;
chi phí đào tạo - các khóa đào tạo (tại chỗ và bên ngoài) và các đào tạo thay thế;
chi phí phát triển - phát triển các chính sách, tiêu chuẩn và hướng dẫn của phòng xét nghiệm, bao gồm cả các SOP;
chi phí vận hành - chi phí ngoài ngoại trừ chi phí nhân công, bao gồm phụ tùng thay thế và các vật tư tiêu hao khác (dầu, miếng đệm gasket, bộ lọc) trong 5 năm đầu tiên;
chi phí vận hành cơ sở bao gồm các chi phí khác (ví dụ chi phí cho các hoạt động không liên quan trực tiếp đến công việc của phòng xét nghiệm như vận chuyển mẫu hoặc lấy mẫu) trong 5 năm đầu tiên;
chi phí bảo dưỡng - cao hơn chi phí vận hành phòng xét nghiệm cơ bản, bao gồm bảo dưỡng phòng ngừa theo kế hoạch và tắt máy định kỳ theo yêu cầu và khi cần thiết;
chi phí năng lượng và tiện ích
- năng lượng và các tiện ích cần thiết để xây dựng cơ sở
- năng lượng và các tiện ích cần thiết để vận hành cơ sở (liên tục trong 5 năm đầu tiên); và
các chi phí khác cụ thể theo từng dự án, quốc gia hoặc khu vực.
Cũng nên bao gồm một khoản dự phòng khi ước tính chi phí. Khoản dự phòng này là con số phần trăm được cộng vào tổng chi phí để chi trả cho các vấn đề và thay đổi không lường trước được, hoặc bất kỳ điều gì bị bỏ sót hoặc không được xem xét đầy đủ. Khi dự án đi vào vận hành ổn định, các chi phí sẽ cố định hơn và khoản dự phòng
rủi ro có thể được giảm tương ứng.