Ứng phó khẩn cấp phòng xétnghiệm

Một phần của tài liệu 9789290619826-vie (Trang 35 - 37)

KẾ CHÍNH – BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NÂNG CAO

3.6 Ứng phó khẩn cấp phòng xétnghiệm

Việc đưa thêm các biện pháp như tách biệt, ngăn cách và kiểm soát ra vào thiết kế cơ sở vật chất cũng có thể dẫn đến các rào cản và thách thức đối với ứng phó khẩn cấp với các sự kiện bất lợi có thể xảy ra. Cần xem xét lắp đặt các hệ thống cho phép giám sát sự an toàn của nhân viên làm việc bên trong. Cũng như các hệ thống ra vào có kiểm soát, các hệ thống này cần được hoàn chỉnh bằng các biện pháp kiểm soát bởi thủ tục để đảm bảo việc giám sát có hiệu quả và việc ứng phó khẩn cấp có tác dụng khi cần thiết.

Phải thiết lập một lối thoát hiểm khẩn cấp từ các khu vực biệt lập bên trong và thông báo cho nhân viên biết sử dụng nó một cách hiệu quả. Nếu sử dụng các hệ thống kiểm soát ra vào điện tử, phải xem xét các khả cho ứng phó khẩn cấp trong trường hợp hệ thống kiểm soát ra vào bị lỗi, ví dụ khi mất điện. Trong trường hợp cấp cứu, nhân viên bên trong cơ sở xét nghiệm phải có khả năng kêu cứu. Hệ thống khẩn cấp và các quy trình giám sát cũng như ứng phó liên quan, đặc biệt quan trọng nếu phòng xét nghiệm cho phép nhân viên làm việc một mình.

Đội ứng phó cấp cứu khẩn cấp (tại chỗ hoặc bên ngoài) cần được thông báo về các nguy cơ của các tác nhân sinh học được xử lý trong phòng xét nghiệm và các thiết bị y tế để có thể tiếp cận gần phòng xét nghiệm. Hơn nữa, đội ứng phó phải được hướng dẫn về các lối vào và ra khẩn cấp và thủ tục cần thực hiện trong trường hợp cấp cứu khẩn cấp.

Một phần của tài liệu 9789290619826-vie (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)