Xử lý chất thả

Một phần của tài liệu 9789290619826-vie (Trang 34 - 35)

KẾ CHÍNH – BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NÂNG CAO

3.5 Xử lý chất thả

Khi kết hợp khử nhiễm và quản lý chất thải vào thiết kế cơ sở, điều quan trọng là phải đảm bảo đủ không gian để chứa, di chuyển và/hoặc đặt các thiết bị khử nhiễm như

nồi hấp. Thông tin thêm về xử lý chất thải có thể được tìm thấy trong Chuyên đề: khử

nhiễm và quản lý chất thải (5).

Phải hạn chế tối thiểu việc di chuyển chất thải bị nhiễm, đặc biệt khi các nguy cơ liên quan đến việc xử lý chất thải từ các tác nhân sinh học tăng lên, do các tác nhân sinh học gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn hoặc khả năng phơi nhiễm tăng lên. Khi phải xử lý chất thải lây nhiễm nguy cơ cao, có thể áp dụng hệ thống khử nhiễm dạng vách (nồi hấp tiệt trùng 2 cửa) thậm chí lò đốt. Cần chú ý các quy định và tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế có thể bắt khử nhiễm tại chỗ đối với chất thải có khả năng lây nhiễm. Các chức năng nâng cao của nồi hấp tiệt trùng bao gồm nồi hấp 2 cửa vách kín và các chương trình, chu trình đặc biệt và các chức năng kiểm tra. Đánh giá nguy cơ sẽ chỉ ra các yêu cầu nâng cao này cần thiết hay không và phải được nêu chi tiết trong bản yêu cầu cụ thể của đơn vị sử dụng. Ngoài ra, phải cẩn thận trong quá trình đánh giá chất lượng và thẩm định, bao gồm tất cả các thử nghiệm cần thiết tại nơi sản xuất cùng với các thử nghiệm và đánh giá tại nơi lắp đặt.

Trong một số ít trường hợp, và để phù hợp với việc đánh giá nguy cơ, có thể cần lắp đặt một bồn rửa và cống thải chứa sẵn hóa chất chuyên dụng để ngăn chặn việc xả chất thải lỏng có khả năng bị nhiễm ra bên ngoài phòng xét nghiệm. Ngoài ra, một hệ thống khử nhiễm nước thải có thể được sử dụng với thể tích lớn hơn ở những nơi chất thải lỏng có nguy cơ lấy nhiễm cao mà thực tế không thể thu gom và xử lý với khối lượng nhỏ. Hệ thống khử nhiễm nước thải giúp khử nhiễm các chất lỏng có khả năng bị nhiễm bằng cách xử lý nhiệt hoặc hóa chất trước khi thải vào bồn rửa hoặc hệ thống cống công cộng. Khử nhiễm bằng nhiệt thường tốn kém hơn khi lắp đặt và bảo dưỡng. Tuy nhiên, hiệu quả của việc khử nhiễm bằng hóa chất thường khó theo dõi, và rất hay xảy ra hiện tượng ăn mòn cống hoặc bể chứa. Khi chất lỏng đi vào hệ thống, việc khử nhiễm có thể được thực hiện ngay hoặc chất lỏng có thể được thu gom và lưu trữ trong các thùng chuyên dụng và sau đó được khử nhiễm một thể trước khi thải vào hệ thống chất thải thông thường. Các thiết bị chống chảy ngược gồm có bộ xi phông bịt kín, là thiết bị mà dòng áp suất và hệ thống thông gió phải lưu ý tới, bộ xi phông này cũng có thể được sử dụng ở các rãnh gom để ngăn bất kỳ dung dịch lây nhiễm, khí dung, hơi hoặc hóa chất nào di chuyển ngược lên cống.

Một phần của tài liệu 9789290619826-vie (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)