Thông tin sau đây về cơ sở với các biện pháp ngăn chặn tối đa không phải là đầy đủ và chỉ nhằm mục đích giới thiệu Trước khi một phòng xét nghiệm như vậy được xây dựng
4.3 Dòng khí định hướng
Áp suất âm phải được duy trì bên trong cơ sở xét nghiệm. Cả khí cấp và khí thải đều phải được lọc qua HEPA. Tất cả các bộ lọc HEPA phải được kiểm tra và chứng nhận hàng năm. Hộp lọc HEPA được thiết kế để có thể khử nhiễm bộ lọc tại chỗ trước khi tháo ra. Ngoài ra, bộ lọc có thể được cho vào túi kín, thùng chứa kín khí để khử nhiễm sau và/hoặc tiếp tục tiêu hủy bằng phương pháp đốt.
Điểm khác nhau cơ bản trong hệ thống thông gió của phòng xét nghiệm sử dụng hệ thống kết nối nhiều tủ an toàn sinh học/ tủ cách li và phòng xét nghiệm sử dụng bộ quần áo áp suất dương như sau:
4.3.1 Phòng xét nghiệm sử dụng hệ thống kết nối nhiều tủ an toàn sinh học/ tủ cách li học/ tủ cách li
Phòng xét nghiệm phải duy trì áp suất âm, được hỗ trợ bởi tầng áp suất thông qua lối vào các phòng và phòng đệm. Phải có một hệ thống cảnh báo và giám sát chuyên dụng nhằm kiểm soát tất cả hệ thống trọng yếu và tình trạng hoạt động.
Hệ thống thông gió trong phòng xét nghiệm phải có bộ lọc HEPA của cả khí cấp và khí thải (thường là HEPA kép).
Phải sử dụng nhiều quạt thải để có thể dự phòng nhằm đảm bảo cơ sở luôn ở duy trì áp suất âm ngay cả trong trường hợp có một quạt thải bị hỏng. Hệ thống cấp và thải khí phải liên động để ngăn ngừa quá áp.
Không khí cấp cho hệ thống tủ có thể được hút ngay trong phòng qua bộ lọc HEPA gắn trên tủ hoặc được cấp trực tiếp qua hệ thống cấp khí (nhưng luôn qua bộ lọc HEPA).
Khí thải từ hệ thống tủ này phải đi qua tối thiểu hai bộ lọc HEPA trước khi thải ra ngoài.
Hệ thống ngăn chặn phải có các hệ thống dự phòng đủ để đảm bảo duy trì áp suất âm trong điều kiện xảy ra các sự cố lường trước.
4.3.2 Phòng xét nghiệm sử dụng bộ quần áo áp suất dương
Phải có hệ thống cấp và thải khí tin cậy. Lượng cấp và thải của hệ thống thông gió được cân đối nhằm tạo ra dòng khí định hướng trong khu vực sử dụng bộ quần áo áp suất dương từ khu vực có nguy cơ thấp nhất đến (các) khu vực có nguy cơ cao nhất.
Phải sử dụng nhiều quạt thải để có dự phòng, nhằm đảm bảo cơ sở luôn duy trì áp suất âm ngay cả trong trường hợp một quạt thải bị hỏng. Cũng cần phải có nguồn điện dự phòng để đảm bảo cho cơ sở hoạt động liên tục.
Tất cả các hệ thống trọng yếu như thông gió, chênh áp, an toàn tính mạng và vận hành phải được giám sát liên tục và có cảnh báo. Phải có hệ thống kiểm soát thích hợp để ngăn ngừa việc tạo áp suất dương trong phòng xét nghiệm sử dụng bộ quần áo áp suất dương.
Phải cấp không khí đã qua lọc HEPA cho khu vực sử dụng bộ quần áo áp suất dương, vòi tắm khử nhiễm và airlock hoặc buồng khử nhiễm. Khí thải từ các khu vực này phải được thải qua hai bộ lọc HEPA nối tiếp nhau trước khi thải ra ngoài.
Không khí thải từ phòng xét nghiệm sử dung bộ quần áo áp suất dương phải đi qua hai bộ lọc HEPA nối tiếp nhau trước khi thải ra ngoài trời. Ngoài ra, sau khi lọc HEPA kép, khí thải có thể được tuần hoàn lại, nhưng chỉ bên trong phòng xét nghiệm sử dụng bộ quần áo áp suất dương.
Trong mọi trường hợp không được tuần hoàn lại khí thải từ phòng xét nghiệm có biện pháp ngăn chặn tối đa sử dung bộ quần áo áp suất dương phải được tuần hoàn vào khu vực khác. Phải hết sức cẩn thận nếu không khí từ phòng xét nghiệm sử dụng bộ quần áo áp suất dương được tuần hoàn.
Việc tích tụ khí hóa học từ chất khử trùng và các hoạt động khác phải được xem xét cẩn thận nếu cân nhắc sử dụng bất kỳ tuần hoàn không khí nào. Cũng phải xem xét tác động có thể có đối với các phòng nuôi động vật đối với sự tuần hoàn của không khí.
Các bộ quần áo bảo hộ áp suất dương phải trang bị một hệ thống khí thở chuyên dụng, với nhiều lớp dự phòng để đảm bảo an toàn cho nhân viên mọi lúc.
Tất cả các bộ lọc HEPA cần phải được kiểm tra và chứng nhận hàng năm. Tất cả các bộ lọc HEPA phải được kiểm tra và chứng nhận hằng năm. Hộp lọc HEPA được thiết kế để có thể khử nhiễm bộ lọc tại chỗ trước khi tháo ra. Một cách khác, bộ lọc có thể được cho vào túi kín, thùng chứa kín khí để khử nhiễm sau và/hoặc tiếp tục tiêu hủy bằng phương pháp đốt.
4.4 Xử lý chất thải
Mục tiêu của các biện pháp ngăn chặn tối đa là luôn duy trì một rào cản vật lý, kín khít giữa tác nhân sinh học và nhân viên phòng thí nghiệm, lớn hơn là cộng đồng và môi trường. Mục tiêu này áp dụng từ khi nhận mẫu ban đầu cho đến khi khử nhiễm và tiêu hủy cuối cùng. Các yêu cầu về xử lý chất thải sẽ khác nhau giữa các cơ sở, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc chung là chất thải phải được khử nhiễm hoàn toàn trước khi rời
khỏi phòng xét nghiệm. Việc đánh giá nguy cơ cũng giúp xác định phương pháp khử nhiễm phù hợp nhất.
Tất cả chất thải lỏng (nước thải) từ khu vực sử dụng bộ quần áo áp suất dương, nồi hấp, buồng khử nhiễm, vòi tắm khử nhiễm và hệ thống tủ an toàn sinh học/ tủ cách li phải được khử nhiễm trước khi xả. Xử lý bằng nhiệt là phương pháp hay được dùng hơn vì nó có thể được thẩm định theo cách ồn định và đáng tin cậy hơn so với xử lý bằng hóa chất. Nước thải cũng có thể phải điều hòa độ pH và giảm nhiệt độ trước khi xả. Các cơ chế ngăn dòng chảy ngược cần được lắp đặt tại tất cả các cống thoát nước thải cũng như các xi phông sâu để ngăn chặn dòng chảy ngược của không khí và khí dung. Các xi phông này phải sâu để chịu được áp suất thường và không còn áp suất âm trong phòng. Cũng như hệ thống thông gió trong phòng, các lỗ thông hơi đường nước thải có lọc HEPA sẽ phải đi qua hai bộ lọc HEPA hoặc tương đương mắc
nối tiếp để ngăn chặn thoát hơi nước thải và khí dung vào khí quyển. Tùy thuộc vào kết quả đánh giá nguy cơ, nước từ vòi tắm và nhà vệ sinh cá nhân từ khu vực thay đồ phía ngoài, khu vực nằm ngoài các biện pháp ngăn chặn, có thể được xả trực tiếp vào hệ thống cống mà không cần xử lý. Nước thải từ vòi tắm vệ sinh cá nhân trong cơ sở sử dụng hệ thống kết nối nhiều tủ an toàn sinh học/ tủ cách li có thể được xử lý trong nhà máy xử lý nước thải tùy thuộc vào việc đánh giá nguy cơ.
Trong khu vực phòng xét nghiệm phải có sẵn nồi hấp tiệt trùng hai cửa loại thông vách để khử nhiễm vật liệu, vật dụng và chất thải rắn của phòng xét nghiệm. Phải có các
phương pháp khử nhiễm khác đối với các thiết bị và vật dụng không chịu được khử trùng bằng hơi nước. Các phương pháp khác này bao gồm khử nhiễm dạng khí (ví dụ hydrogen peroxide hoặc formaldehit) hoặc khử nhiễm bằng hóa chất trong thùng chuyển mẫu có tấm chắn.
4.5 Ứng phó khẩn cấp phòng xét nghiệm
Nhân viên không được làm việc một mình và phải luôn được giám sát trong các cơ sở xét nghiệm có các biện pháp ngăn chặn tối đa. Làm việc trong các phòng xét nghiệm sử dụng các biện pháp ngăn chặn tối đa theo hệ thống bạn đồng hành. Hệ thống này cho phép mỗi cá nhân kiểm tra thiết bị bảo vệ của đồng nghiệp và hệ thống bảo vệ có được sử dụng đúng cách hay không. Nhân viên làm việc trong phòng xét nghiệm phải
luôn được giám sát bằng mắt thường. Do đó, cơ sở phải được trang bị các vách quan sát thông minh cho phép quan sát đầy đủ và rõ ràng mọi không gian tại mọi thời điểm. Nếu không quan sát đầy đủ được bằng một cửa sổ, có thể sử dụng kết hợp gương và/ hoặc giám sát video.
Vì áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát hạn chế ra vào phòng xét, việc ứng cứu nhân viên khẩn cấp gặp một số khó khăn. Do đó, nhân viên phải được đào tạo về quy trình ứng cứu khẩn cấp trong trường hợp có nhân viên bị thương hoặc bệnh tật. Các bước tiến hành quy trình ứng phó khẩn cấp phải được xây dựng, mô phỏng và diễn tập để nhân viên ứng cứu khẩn cấp có thể quen thuộc địa hình của cơ sở và có thể kiểm soát và đưa ra ứng cứu phù hợp. Quy trình này cần được xây dựng cùng với chính quyền địa phương và cần cân nhắc phổ biến thông tin cho nhân viên ứng cứu tình huống
khẩn cấp về các nguy cơ và giá trị của cuộc sống so với khía cạnh an toàn sinh học trong những tình huống này.
Phải thiết lập phương pháp liên lạc lúc bình thường và trong trường hợp khẩn cấp để nhân viên đang làm việc trong cơ sở sử dụng biện pháp ngăn chặn tối đa và nhân viên phòng xét nghiệm hoặc hỗ trợ bên ngoài phòng xét nghiệm có thể giao tiếp dễ dàng.