Quy định 352
1 Nếu một trong hai công ty không đồng ý với Phán Quyết của (các) trọng tài viên hoặc
người phân xử thì họ có thể kháng cáo trong khoảng thời gian cho phép trong Phán Quyết. Họ phải gửi Thông Báo về Kháng Cáo bằng văn bản cho chúng tôi. Lý do kháng cáo phải được đưa ra khi kháng cáo được thực hiện. Sau đó, Chủ Tọa hoặc Phó Chủ Tọa
ủy ban kháng cáo sẽ quy định ngày nhận các lý do hoặc phản hồi bổ sung.
2 Chúng tôi có thể yêu cầu Ban Giám Đốc quy định một khoản phí nộp đơn yêu cầu. Chi tiết được nêu trong Phụ Lục C của Sách Quy tắc. Chúng tôi phải nhận được các khoản tiền này trong vòng 14 ngày (hai tuần) kể từngày trên hóa đơn của chúng tôi nếu không kháng cáo sẽ bị hủy bỏ.
3 Quy định này không áp dụng cho các tranh chấp về chi phí phân xử trọng tài.
4 Kháng cáo sẽđược điều trần bởi một Ủy Ban Kháng Cáo Chất Lượng (‘ủy ban kháng cáo’) được chọn từ Hội Đồng Kháng Cáo Chất Lượng được bầu hàng năm. Các thành viên của Hội Đồng Kháng Cáo Chất Lượng sẽ chọn Chủ Tọa và Phó Chủ Tọa. Chủ Tọa và Phó Chủ
Tọa sẽ chọn không dưới hai và không quá bốn thành viên được coi là đủđiều kiện nhất từ hội đồng để đánh giá sự phát triển liên quan để thành lập Ủy Ban Kháng Cáo Chất
5 Ủy ban kháng cáo sẽkhông điều trần kháng cáo trước khi kết thúc khoảng thời gian cho phép kháng cáo trừ khi cảhai công ty đồng ý, hoặc cảhai công ty đã kháng cáo.
6 Ủy ban kháng cáo có thể cho phép đưa ra bằng chứng mới về tất cả các vấn đềđang
tranh chấp, trừkhi kháng cáo liên quan đến công tác phân xử trọng tài kiểm tra thiết bị,
trong trường hợp đó, thông tin trong báo cáo kiểm tra trước sẽ là thông tin cuối cùng. 7 Ủy ban kháng cáo sẽ quyết định các vấn đề bằng cách bỏ phiếu đa sốđơn giản. Mỗi
thành viên, bao gồm cả Chủ Tọa và Phó Chủ Tọa sẽ có một phiếu bầu. Nếu cả hai bên có cùng số phiếu bầu thì Chủ Tọa sẽ bỏ phiếu lại để quyết định vấn đề.
8 Một Giám Đốc không được tham gia vào bất kỳ quyết định nào về kháng cáo hoặc tham gia ủy ban kháng cáo nếu họđóng vai trò là trọng tài viên hoặc người phân xử tranh chấp hoặc nếu có thể sẽ rất bất công nếu Giám Đốc tham gia.
9 Một Thành Viên Cá Nhân không được tham gia ủy ban kháng cáo nếu đã đóng vai trò là trọng tài viên hoặc người phân xử tranh chấp hoặc nếu có thể sẽ rất bất công nếu Thành Viên Cá Nhân tham gia.
Quy định 353
1 Trước khi xem xét quyết định của các trọng tài viên, Ủy Ban Kháng Cáo Chất Lượng phải tiến hành đánh giá bông, hoặc, trong trường hợp kiểm tra thiết bị thì phải tiến hành
đánh giá báo cáo kiểm tra và đưa ra ý kiến. Nhưng, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, ủy ban phải xem xét Phán Quyết phân xử trọng tài.
2 Nếu các lập luận mới được đưa ra liên quan đến quyền tài phán hoặc các điều khoản của hợp đồng liên quan đến chất lượng, vốn không phải là đối tượng để phân xử trọng tài chuyên môn hoặc kháng cáo, thì ủy ban sẽđưa ra quyết định và Phán Quyết dựa trên bằng chứng.
3 Tuy nhiên, trong các kháng cáo về Phán Quyết theo Quy định 349:
a tên của các bên trong hợp đồng và các bên kháng cáo sẽkhông được tiết lộ cho
Ủy Ban Kháng Cáo Chất Lượng ở bất kỳgiai đoạn nào;
b nếu một trong hai bên đệ trình Phán Quyết kháng cáo trước đó, hoặc Phán Quyết phân xử trọng tài nếu không có kháng cáo, thì cũng phải gửi kèm thư bảo đảm rằng lô được kháng cáo với chúng tôi là lô, theo từng kiện hàng, trong Phán Quyết
trước đó; và
c ủy ban có thể xem xét quyết định phân xử trọng tài hoặc kháng cáo trước khi đưa
ra Phán Quyết của mình, nhưng sẽ không bị ràng buộc bởi các quyết định đó. d Hiệp Hội sẽ giữ một bản gốc của mọi Phán Quyết và lập hai bản gốc khác. Ban Thư
Ký sẽ chuyển phát một (và gửi E-mail một bản sao dạng PDF) trong các bản gốc này cho mỗi bên khi Phán Quyết được ban hành, đồng thời gửi một bản sao Phán Quyết định dạng điện tử cho mỗi trọng tài viên khi công bố. Bản gốc của Phán
Thư Ký, trước ngày công bố(thông báo trước một tuần) và có tính phí.