Quá trình tạo tấm mỏng và màng mỏng (Sheet and Film)

Một phần của tài liệu GT-CÁC-QUÁ-TRÌNH-CHẾ-TẠO (Trang 31 - 33)

c) Đúc áp lực thấp (Low pressure die casting)

2.2.1.5 Quá trình tạo tấm mỏng và màng mỏng (Sheet and Film)

Tấm mỏng (Sheet) và màng mỏng (Film) bằng nhựa nhiệt dẻo được tạo bằng nhiều phương pháp, trong đĩ quan trọng nhất là hai phương pháp liên quan đến quá trình đùn. Tấm mỏng là các sản phẩm cĩ chiều dày từ 0,5 mm đến 12,5 mm, trong khi, màng mỏng để chỉ các chi tiết cĩ chiều dày nhỏ hơn 0,5 mm. Một số phương pháp tạo hình tấm và màng mỏng cĩ thể kể đến như khuơn đùn khe mỏng, quá trình đùn thổi màng, cán màng.

Hình 2.27 Khuơn đùn khe mỏng

Khuơn đùn khe mỏng (Slit-Die Extrusion of Sheet and Film) (Hình 2.27): khe cĩ kích thước bề ngang đến 3 m và bề rộng khe khoảng 0,4 mm. Dịng nhựa đi vào khuơn sẽ được manifold phân phối đều trên chiều ngang của khuơn và sau đĩ đi ra ngồi ở khe mỏng. Điều khĩ khăn của phương pháp này là cần đảm bảo độ dày đồng nhất cho tấm mỏng trong suốt chiều ngang của sản phẩm. Để tăng năng suất quá trình, cần tăng tốc độ giải nhiệt cho tấm sau đùn. Cĩ thể giải nhiệt bằng bể nước (Hình 2.28a) hoặc giải nhiệt bằng con lăn (Hình 2.28b).

Hình 2.28 Giải nhiệt bằng bể nước (a) và giải nhiệt bằng con lăn (b)

Quá trình đùn thổi màng (Blown-Film Extrusion Process): dùng để tạo màng mỏng polyethylene dùng trong đĩng gĩi. Đây là quá trình phức tạp kết hợp giữa đùn và thổi để tạo ra tấm mỏng dạng ống. Hình 2.29 mơ tả quá trình đùn thổi.

Vật liệu đi ra khỏi khuơn đùn cĩ dạng ống và vẫn đang ở trạng thái dẻo, ngay lập tức di chuyển thẳng lên trên. Tiếp sau đĩ vật liệu được giãn nở kích thước theo cả hai phương nhờ dịng khí thổi vào trục lõi. Đường ngưng sương là vị trí đánh dấu kết thúc quá trình đơng đặc của vật liệu. Các con lăn dẫn và con lăn phụ sẽ dẫn hướng và ép dần ống nhựa mỏng này về phía cặp con lăn ép. Sau khi ra khỏi con lăn ép, sản phẩm cĩ dạng ống phẳng. Ưu điểm của phương pháp này ở chỗ trong quá trình làm nguội, vật liệu được kéo

giãn theo cả hai phương nên sản phẩm cĩ độ bền cao hơn so với các phương pháp khác khi tạo hình bằng cách kéo theo một phương. Một ưu điểm khác chính là cĩ thể điều khiển được độ dày của sản phẩm bằng cách thay đổi tỉ số đùn và áp suất khí thổi vào.

Hình 2.29 Quá trình đùn thổi màng

Cán màng (Calendering): quá trình thực hiện như Hình 2.30.

Hình 2.30 Quá trình cán màng

Một phần của tài liệu GT-CÁC-QUÁ-TRÌNH-CHẾ-TẠO (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)