Trong quá trình này (Hình 3.27), tấm hoặc ống được uốn cong bằng cách sử dụng một tập hợp ba con lăn. Bằng cách hiệu chỉnh khoảng cách giữa ba con lăn, sẽ làm thay đổi bán kính của phơi cần uốn.
Hình 3.27 Uốn tấm trên các con lăn c) Cán sĩng
Từ tấm phẳng qua các cặp con lăn, cán thành các sản phẩm cĩ tiết diện khác nhau. Cán thường được sử dụng để tạo thành các sản phẩm như ống thép cĩ tiết diện hình trịn, vuơng, chữ nhật hay các hình dáng bất kỳ từ tấm thép. Hình 3.28 mơ tả quá trình cán sĩng để tạo ra chi tiết cĩ tiết diện hình chữ U, thường máy gồm nhiều cặp con lăn qua mỗi cặp thép được cán thành một hình trung gian cho đến khi tạo được hình mong muốn.
3.5.3 Dập vuốt
Nguyên lý được mơ tả ở Hình 3.29 a, trong đĩ phơi được kẹp chặt vào khuơn dưới và địn kẹp phía trên. Chày trên di chuyển xuống với tốc độ phù hợp. Dưới tác dụng của lực khuơn trên, kim loại bị biến dạng dẻo - làm cho mỏng - và tạo thành sản phẩm như Hình 3.29b. Phương pháp này ứng dụng để sản xuất chi tiết trụ trịn cĩ chiều cao lớn, vật liệu chủ yếu bằng nhơm, như các lon nước giải khát.
Hình 3.29 Quá trình dập vuốt
a) Nguyên lý; b) Sản phẩm
3.5.4 Miết
Một số chi tiết dạng trịn xoay được gia cơng bằng phương pháp miết. Hình 3.30 mơ tả nguyên lý của phương pháp miết. Trong đĩ, phơi được gắn chặt vào khuơn quay trịn, một dụng cụ miết, chuyển động dọc theo trục khuơn, ép bề mặt ngồi vào khuơn, kết quả thu được sản phẩm cĩ hình dạng của khuơn. Hạn chế của phương pháp này là năng suất thấp và chỉ miết được sản phẩm cĩ đường sinh thẳng.
Hình 3.30a Nguyên lý miết
Hình 3.30b Chi tiết đang gia cơng trên máy miết
Câu hỏi ơn tập Chương 3
1) Tại sao các quá trình biến dạng khối được xem là quan trọng về mặt thương mại và cơng nghệ? Nêu tên bốn quá trình biến dạng khối cơ bản.
2) Liệt kê một số sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp cán, chỉ ra các loại lực xuất hiện trong quá trình cán và các biện pháp làm giảm chúng.
3) Định nghĩa phương pháp rèn, trình bày cách phân loại phương pháp rèn, gọi tên các phương pháp rèn theo từng cách phân loại.
4) Định nghĩa phương pháp đùn, giải thích sự khác nhau giữa đùn trực tiếp và gián tiếp, chỉ ra một số sản phẩm được chế tạo bằng phương pháp đùn.
5) Định nghĩa phương pháp kéo, giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quá trình kéo, cho thí dụ điển hình sản phẩm của quá trình kéo.
6) Xác định 3 phương pháp chính trong quá trình gia cơng kim loại tấm, phân tích điều kiện vật liệu, hình dáng và tính kinh tế của các phương pháp gia cơng tấm. 7) Nêu các loại máy ép chủ yếu dùng trong gia cơng tấm và nhược điểm của các
loại máy ép trong quá trình gia cơng tấm. 8) Phân biệt quá trình uốn ống và cán ống.
Tài liệu tham khảo
[1] ASM Handbook, Vol. 14A: Metalworking: Bulk Forming. ASM International,
Materials Park, Ohio, 2005.
[2] Avitzur, B. Metal Forming: Processes and Analysis. Robert E. Krieger Publishing
Company, Huntington, New York, 1979.
[3] Black, J. T., and Kohser, R. A. DeGarmo’s Materials and Processes in Manufacturing, 11th ed. John Wiley & Sons, Hoboken, New Jersey, 2012.
Chương 4