BỀ MẶT SẢN PHẨM
8.1 CÁC QUÁ TRÌNH LÀM SẠCH 8.1.1 Làm sạch bằng cơ khí 8.1.1 Làm sạch bằng cơ khí
a) Làm sạch bằng thùng quay
Làm sạch bằng thùng quay là một phương pháp làm sạch hiệu quả số lượng lớn các chi tiết cĩ kích thước nhỏ. Các chi tiết cần làm sạch và các hạt mài được trộn với nhau và quay trịn trong thùng quay cho đến khi độ sạch đạt yêu cầu. Phương pháp này thường dùng để làm sạch bavia, làm sạch cặn bám, loại bỏ gỉ, đánh bĩng, làm sáng, hoặc chuẩn bị cho nguyên cơng lắp ráp về sau.
Hình 8.1 Sơ đồ nguyên lý của phương pháp làm sạch bằng thùng quay
Hạt mài tự nhiên và tổng hợp cĩ kích cỡ và hình dạng như mơ tả trong Hình 8.2 được dùng để làm sạch các chi tiết phức tạp.
Hình 8.2 Hình dạng các hạt mài b) Làm sạch bằng rung động
Nguyên lý của phương pháp được mơ tả trong Hình 8.3. Khác với phương pháp làm sạch bằng thùng quay ở chỗ thùng chứa hở và nĩ rung với tần số thích hợp. Thường tần số và biên độ dao động được xác định dựa vào hình dạng, kích thước và vật liệu cần làm sạch cũng như loại hạt mài được dùng.
Hình 8.3 Nguyên lý làm việc của phương pháp làm sạch bằng rung động
Ngồi ra các phương pháp khác như dùng giấy nhám băng, bàn chải, các loại bánh vải cũng được dùng làm sạch các chi tiết cĩ hình dạng và kích thước thích hợp.
8.1.2 Các phương pháp làm sạch bằng hĩa học
Các phương pháp làm sạch bằng hĩa học dùng để loại bỏ dầu, bụi bẩn, hoặc các vật liệu lạ khác cĩ thể bám dính vào bề mặt của sản phẩm, để chuẩn bị cho việc sơn hoặc mạ tiếp theo. Trong khi mối quan tâm chính với các phương pháp cơ khí thường là các hạt, thì các phương pháp hĩa học thường yêu cầu xử lý các chất độc hại hoặc khơng thân thiện với mơi trường.
Lựa chọn phương pháp làm sạch phụ thuộc vào chi phí của thiết bị, điện, vật liệu làm sạch, bảo trì và lao động, cộng với chi phí tái chế và xử lý vật liệu. Các quy trình cụ thể sẽ phụ thuộc vào số lượng các chi tiết cần được xử lý, cấu hình, vật liệu, độ nhám bề mặt mong muốn.