Thích Nhật Từ, Nghệ thuật ứng xử Ứng dụng Kinh Hiền Nhân trong giao tiếp và quản trị (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2017), tr.176.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_9_-_final_23_03_2021 (Trang 26 - 31)

1. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện sự công bằng chính trực, hành vi nào không thể hiện sự công bằng chính trực? Vì sao?

- Là lớp trưởng, Minh thường bỏ qua những lỗi sai và vi phạm của bạn thân của Minh trong lớp,

- Trong đợt xét tuyên dương các em học sinh tham phụng sự khóa học Đạo đức Phật giáo, Ban tổ chức chỉ xét những cá nhân đạt được đủ tiêu chuẩn đã đề ra.

TA HÃY ĐI

Nhạc: Võ Tá Hân. Thơ: Tuệ Kiên

Ta hãy đi, trao truyền giáo lý Phật Đà

Bằng thân giáo, giữ tâm chánh niệm luôn luôn Bằng trái tim an lạc, bằng lời nói từ hòa

Bằng hạnh biết lắng nghe, và bằng lượng bao dung Ta hãy đi, lên đường thắp sáng Đạo Vàng

Lòng trong sáng, chúng ta phát nguyện tu tâm Bằng trái tim rộng mở. Bằng cánh tay sẵn sàng

Bằng tình thương muôn loài. Bằng sức sống can trường.

Giáo viên và quý học sinh tham khảo bài hát minh họa theo nguồn trích dẫn dưới đây:

Tấn Đạt (2003). Ta hãy đi. Trong album: Bên ánh lửa hồng 2 online Truy xuất từ: https://youtu.be/H-P_n7qRIDs Truy cập ngày 13/1/2020

Tự chủ là làm chủ tâm ý và bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và thử thách, cám dỗ.

Người Phật tử cần rèn luyện tính tự chủ bằng cách tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động. Sau mỗi việc làm, cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai, và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.1

“Người Phật tử nên làm chủ nhận thức và làm chủ cuộc sống. Sống theo, sống đúng và sống phù hợp với chánh pháp và đạo đức được đức Phật giảng dạy.”2

Em chú tâm hiện tại Học giỏi và chăm ngoan Tương lai sẽ gặt hái

Cuộc sống đầy hân hoan

1. Lưu Thu Thủy (chủ biên) và tgk.,Giáo dục công dân 9. (NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2017).2. Thích Nhật Từ,Thanh quy dành cho người tại gia. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2019), tr.30. 2. Thích Nhật Từ,Thanh quy dành cho người tại gia. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2019), tr.30.

Trích dẫn 1

Người tu học tự mình dò xét

Đánh giá mình nhân cách đục trong Giữ gìn chánh niệm, tự phòng

Trụ an lạc, để tâm không muộn phiền. Người tu Phật tự mình nương tựa

Tìm được nguồn ẩn trú bản thân Tự mình điều phục nguồn tâm

Như người buôn có ngựa thuần đường xa.3

Trích dẫn 2

Tâm dao động, sầu lo, sợ hãi Khó giữ gìn, vùng vẫy theo duyên. Trí nhân làm thẳng tâm này

Như người thợ khéo uốn tên thẳng hàng. Như tôm cá vất ngoài thủy giới

Luôn vẫy vùng hướng tới nước nguồn Tâm tu vẫy mạnh thoát trần

Quyết lòng dẹp sạch ma quân não phiền. Tâm phàm tục chuyền cành như khỉ

Theo thú vui thành thị, xóm làng. Lành thay, làm chủ được tâm Giữ tâm định tĩnh, bình an lâu dài.

3. Thích Nhật Từ (soạn dịch),423 Lời vàng của Phật (Kinh Pháp Cú, Dhammapada). (NXB HồngĐức, Hà Nội, 2018), tr.142-143. Đức, Hà Nội, 2018), tr.142-143.

Tâm vi tế, khó nhìn, khó thấy

Theo dục tham, thoải mái quay cuồng Trí nhân làm chủ được tâm

Niềm vui nội tại phủ trùm khắp nơi.4

Trích dẫn 3

Chín điều suy nghĩ dẫn đến xung đột, tạo ra khổ đau, khó mà kết thúc, bao gồm như sau: Nó đã hại tôi, nó đang hại tôi, nó đã hành động hại người tôi thương, nó đang hành động hại người tôi thương, nó sẽ hành động hại người tôi thương, nó đã làm lợi cho người tôi ghét, nó đang làm lợi cho người tôi ghét, nó sẽ làm lợi cho người tôi ghét. Để chấm dứt sạch các điều xung đột, ta nên nghĩ rằng “có lợi ích gì nếu tôi nghĩ thế, ứng xử như thế; tốt nhất là nên làm chủ tâm ý, không gây thương tổn, vượt qua khổ đau”.5

Trích dẫn 4

Này các đệ tử, phần lớn người đời bị sáu giác quan lừa gạt, gây nhiều tổn hại: Mắt bị hình thù, màu sắc lừa gạt, tai bị các loại âm thanh lừa gạt, mũi bị các mùi thơm tho lừa gạt, lưỡi bị các vị ngon ngọt lừa gạt, da bị các vật xúc chạm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt. Do bị đắm nhiễm, chạy theo giác quan, con người bị lừa, chìm trong đau khổ, khó mong giải thoát, chết lại tái sinh, rơi vào cõi ác. Những người có trí làm chủ giác quan, làm chủ tâm ý, làm chủ hành vi nên không bị hại.6

4. Thích Nhật Từ (soạn dịch),423 Lời vàng của Phật (Kinh Pháp Cú, Dhammapada). (NXB HồngĐức, Hà Nội, 2018), tr.21-22. Đức, Hà Nội, 2018), tr.21-22.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_9_-_final_23_03_2021 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)