Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Sáng tạo là tập trung nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần, hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị phụ thuộc vào những cái đã có.
Người năng động, sáng tạo là người luôn tập trung, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động, công tác … nhằm đạt kết quả cao.1
Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người Phật tử trong xã hội hiện đại. Nó giúp cho người Phật tử có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp.
Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống.
Để trở thành người năng động, sáng tạo, mỗi người Phật tử cần siêng năng rèn luyện, và tích cực vận dụng những điều Phật dạy vào cuộc sống.
Hãy chọn đọc sách hay Nhiều thông tin, khích lệ Ghi chú nội dung hay Ôn lại sẽ nhớ dai.
Trích dẫn 1
Không bỏ người thân cũ; Chỉ dạy việc lợi lạc
Sống kính trên nhường dưới Danh dự ngày càng tăng. Học tập nghề đúng mức Lợi lạc theo tài năng Giữ gìn của đã tạo Không xa xỉ, hoang tàn.2
Trích dẫn 2
MƯỜI TRƯỜNG HỢP KHÓ KHUYÊN
Kính thưa Đại vương, có mười trường hợp khó thể khuyên can: Một là tham lam che mất lương tâm. Hai là tham đắm sắc đẹp, ngoại hình. Ba là tham danh, chạy theo địa vị. Bốn là ngang tàng, ứng xử bạo ngược. Năm là nhút nhát, không dám cả quyết. Sáu là khờ khạo, lừ đừ, chậm chạp. Bảy là kiêu ngạo, buông lung vô độ. Tám là đấu tranh, không tương nhượng ai. Chín là chấp chặt tập tục mê tín. Mười là tiểu nhân, hãm hại người tốt.
Nên Kinh dạy rằng: “Trình bày chánh pháp cho người ngu nghe như nói kẻ điếc. Người không lắng nghe thì khó khuyên can”.3
2. Thích Nhật Từ (soạn dịch),Kinh Phật cho người tại gia. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2014), tr.256.3. Thích Nhật Từ (soạn dịch),Kinh Phật cho người tại gia. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2014), tr.399. 3. Thích Nhật Từ (soạn dịch),Kinh Phật cho người tại gia. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2014), tr.399.
Trích dẫn 3
Có người trẻ chẳng rèn đức hạnh
Không luyện nghề, không lãnh tiền lương Khi già, buồn tủi, sầu vương
Nhớ về dĩ vãng, thở than vắn dài.4
Trích dẫn 4
Người tánh ưa thích ngủ, Thích hội chúng, thụ động, Biếng nhác, thường phẫn nộ, Chính cửa vào bại vong.5
Trích dẫn 5
Thưa Đại vương, Đại vương nghĩ thế nào, ở đây, Đại vương đang lâm chiến, và cuộc giao tranh đang tiếp diễn dữ dội. Rồi một thanh niên Sát-đế-lỵ đến, không có học tập, không có huấn luyện, không có thực tập, không có phục vụ, rụt rè, sợ hãi, run sợ. Đại vương có chấp nhận người ấy không? Đại vương có ủng hộ người ấy không, và một người như vậy có lợi ích gì cho Đại vương không?
Bạch Thế Tôn, con không ủng hộ người ấy và một người như vậy không có lợi ích gì cho con cả.6