Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan tới mọi người, đến cộng đồng và đất nước.
Kỷ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội, cơ sở tôn giáo, tự viện, chùa … yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc và sinh hoạt chung.1
Người Phật tử cần tự giác chấp hành kỷ luật, thực hiện tốt dân chủ, nhằm tạo ra sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội và sinh hoạt cộng đồng.
Trích dẫn 1
Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang ngồi và nói lên với những Bà-la- môn trưởng thượng những lời thân hữu về vấn đề này, vấn đề khác. Khi ấy có thanh niên Bà-la-môn tên Kāpaṭhika trẻ tuổi, đầu cạo trọc, mới có mười sáu tuổi, từ khi sanh, thông hiểu ba tập Veda với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế luận và Đại nhân tướng, thanh niên này đang ngồi giữa hội chúng ấy. Thanh niên này thỉnh thoảng cắt đứt cuộc đàm luận giữa Thế Tôn và các vị Bà-la-môn trưởng thượng. Rồi Thế Tôn khiển trách thanh niên Bà-la-môn Kāpaṭhika:
Hiền giả Bhāradvāja, chớ có cắt ngang cuộc đàm luận của các Bà-la-môn trưởng thượng. Hiền giả Bhāradvāja hãy chờ cho đến khi câu chuyện chấm dứt.2
1. Lưu Thu Thủy (chủ biên) và tgk.,Giáo dục công dân 9. (NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2017).2.Kinh Trung bộ2, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.207. 2.Kinh Trung bộ2, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.207.
Trích dẫn 2
Có năm nguy hại này cho người nói nhiều. Thế nào là năm?
Nói láo; nói lời hai lưỡi; nói lời độc ác; nói lời phù phiếm; sau khi thân hoại hạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này cho kẻ nói nhiều. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho người nói vừa phải. Thế nào là năm?
Không nói láo; không nói hai lưỡi; không nói lời độc ác; không nói lời phù phiếm; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho kẻ nói vừa phải.3
Trích dẫn 3
Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm tội và không bị những người có trí chỉ trích. Thế nào là năm?
Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời liên hệ đến lợi ích, nói lời với từ tâm.
Thành tựu năm chi phần này, này các Tỷ-kheo, các lời nói là thiện thuyết, không phải là ác thuyết, không có phạm tội và không bị những người có trí chỉ trích.4
3.Kinh Tăng chi bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.830.4.Kinh Tăng chi bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.820. 4.Kinh Tăng chi bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.820.
Trích dẫn 4
SÁU ĐIỀU HÒA HỢP
Này thầy A-nan! Có sáu phương pháp dẫn đến thống nhất, hòa hợp, hòa giải, đoàn kết, tương kính, cần phải tâm niệm và khéo ứng xử với người đồng tu hoặc là đồng nghiệp, ở chỗ đông người hay chỗ vắng người, bao gồm như sau: Phương pháp thứ nhất, thân hòa cùng ở trong một trú xứ; phương pháp thứ hai, miệng hòa không tranh về chuyện hơn thua; phương pháp thứ ba, ý hòa cùng vui với sự hiểu biết; phương pháp thứ tư, lợi hòa cùng chia pháp và tặng phẩm; phương pháp thứ năm, giới hòa cùng tu thanh tịnh, giải thoát; phương pháp thứ sáu, chánh kiến thánh thiện, chấm dứt khổ đau.
Này thầy A-nan và các đệ tử! Hãy nên thực hành sáu pháp hòa kính như những tâm niệm, vốn có khả năng mang lại an lạc, hạnh phúc lâu dài, cho mình và người, nay và mai sau.5
Trích dẫn 5
Này các Hiền giả, ai hỏi một người khác câu hỏi gì, tất cả đều nằm trong năm trường hợp này, hay một trong năm trường hợp này. Thế nào là năm?
Do đần độn ngu si, hỏi người khác câu hỏi; do ác dục, tham dục, hỏi người khác câu hỏi; do khinh thường, hỏi người khác câu hỏi; với tâm muốn hiểu biết, hỏi người khác câu hỏi; với tâm phân vân, hỏi người khác câu hỏi, nghĩ rằng nếu do ta hỏi, vị ấy trả lời đúng đắn, thời như vậy tốt đẹp, nhưng nếu do ta hỏi, vị ấy trả lời không chân chánh, thời ta sẽ trả lời chân chánh cho vị ấy.
Này các Hiền giả, ai hỏi một người khác câu hỏi gì đều nằm trong năm trường hợp này, hay một trong năm trường hợp này. Này các Hiền giả, ta với tâm như vậy hỏi người khác câu hỏi; nếu do ta hỏi, người ấy trả lời một cách chân chánh, thời như vậy thật tốt đẹp; nếu ta hỏi, người ấy trả lời không chân chánh, thời ta sẽ trả lời chân chánh.6