Kinh Tương ưng bộ 1, Thích Minh Châu dịch (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.178.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_9_-_final_23_03_2021 (Trang 110 - 114)

Trích dẫn 11

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo xây dựng được cơ bản? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các Tỷ- kheo nghe nhiều, thông hiểu các tậpĀgama (A-hàm), bậc trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu, thường thường đến yết kiến, phỏng vấn, đặt các câu hỏi: “Thưa Tôn giả, cái này là thế nào? Pháp này ý nghĩa gì?” Các Tôn giả ấy mở rộng những gì chưa được mở rộng, phơi bày những gì chưa được phơi bày, và đối với những đoạn sai khác còn có những chỗ nghi ngờ, các vị ấy giải thích các sự nghi ngờ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo xây dựng được cơ bản.12

Trích dẫn 12

Này Ānanda, thật không dễ gì để thuyết pháp cho các người khác. Để thuyết pháp cho các người khác, này

Ānanda, sau khi nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho các người khác. Thế nào là năm?

“Ta sẽ thuyết pháp tuần tự,” thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. “Ta sẽ thuyết với mắt nhìn vào pháp môn,” thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. “Ta sẽ thuyết vì lòng từ mẫn,” thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. “Ta sẽ thuyết pháp, không phải vì tài vật,” thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. “Ta sẽ thuyết pháp, không làm thương tổn cho mình và cho người,” thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy.

Này Ānanda, thật không dễ gì để thuyết pháp cho các người khác. Để thuyết pháp cho các người khác, nàyĀnanda, sau khi nội tâm an trú năm pháp, mới nên thuyết pháp cho các người khác.13

12.Kinh Tăng chi bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.148.13.Kinh Tăng chi bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.771. 13.Kinh Tăng chi bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.771.

Trích dẫn 13

Đức Phật khuyến cáo các đệ tử hãy bình tĩnh khi đánh giá về bất kỳ lời chỉ trích hay lời khen ngợi nào đối với Phật, Pháp, Tăng

Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi công phẫn và phiền muộn, thời các ngươi có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?

Bạch Thế Tôn, không thể được.

Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật: “Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi.”

Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, thời các ngươi không nên hoan hỷ, vui mừng, tâm không nên thích thú. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, mà nếu các ngươi hoan hỷ, vui mừng và thích thú thời sẽ có hại cho các ngươi. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, thời các ngươi hãy công nhận những gì đúng sự thật là đúng sự thật: “Như thế này, điểm này đúng sự thật; như thế này, điểm này chính xác; việc này có giữa chúng tôi; việc này đã xảy ra giữa chúng tôi.”14

Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, tại nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ, có người họ Thích, là Ma-ha-nam đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, sao gọi là Ưu-bà-tắc?”

Phật nói Ma-ha-nam: “Ưu-bà-tắc là người sống tại gia trong sạch, ... cho đến suốt đời quy y Tam bảo, làm Ưu-bà-tắc. Xin chứng tri cho con.”

…..

Phật nói Ma-ha-nam: “Nếu Ưu-bà-tắc nào thành tựu mười sáu pháp, gọi là Ưu-bà-tắc tự an úy và giúp người được an úy.”

Những gì là mười sáu pháp?

Này Ma-ha-nam, Ưu-bà-tắc có đủ chánh tín, và cũng xác lập chánh tín cho người khác; tự mình giữ tịnh giới, cũng xác lập tịnh giới cho người khác; tự mình hành bố thí và khuyên bảo người hành bố thí; tự mình đến chùa tháp gặp các Sa-môn, cũng khuyên bảo người khác đến gặp các Sa-môn; tự mình chuyên cần nghe pháp, cũng khuyên bảo người nghe; tự mình thọ trì pháp và dạy người khác thọ trì; tự mình quán sát nghĩa khuyên bảo người quán sát; tự mình biết nghĩa lý sâu xa tùy thuận tu hành pháp tùy pháp, cũng lại khuyên bảo người hiểu rõ nghĩa lý sâu xa, tùy thuận tu hành pháp tùy pháp. Này Ma-ha-nam, người nào thành tựu mười sáu pháp như vậy, gọi là Ưu-bà-tắc có thể tự an úy và làm người khác được an úy.

Này Ma-ha-nam, Ưu-bà-tắc thành tựu mười sáu pháp như vậy, tất cả mọi người trong các chúng Bà-la-môn, chúng Sát-lị, chúng Trưởng giả, chúng Sa-môn đều đến chỗ họ. Ở trong các chúng này, oai đức của họ sáng chói. Giống như mặt trời, ánh sáng chiếu soi cả sáng, trưa, chiều. Cũng vậy, Ưu-bà-tắc nào thành tựu mười sáu pháp, oai đức họ cũng tỏ rạng cả đầu, giữa và cuối. Như vậy, này Ma-ha-nam, Ưu-bà- tắc nào thành tựu mười sáu pháp, đó là một điều mà thế gian khó thành tựu được.15

Trích dẫn 1

Sinh hoạt gia đình Phật tử, hướng đạo Phật tử, nỗ lực mang lại sức sống mới cho thanh thiếu niên. Nên phát huy các hoạt động phù hợp với giới trẻ như đưa ca nhạc vào nghi thức

tụng niệm, phụng vụ nghi lễ; sáng tác bài hát Đạo ca thay vì tình ca; ca khúc có nội dung giáo lý Phật pháp, thiền ca. Người đến với đạo Phật không còn cảm giác đạo Phật chỉ là tôn giáo dành cho người già, hoặc là tôn giáo bi quan, yếm thế. Mặc dù, bản chất đạo Phật là tuệ giác có bi, trí, dũng, nhưng trên thực tế, người ta đánh giá đạo Phật ngược lại với tinh thần đạo Phật đã có. Vì vậy, cần phải mạnh dạn đưa ca nhạc vào trong các sinh hoạt Phật giáo.16

Trích dẫn 2

Chúng ta nên dựa vào lời dạy của Đức Phật: Lấy dữ liệu văn hóa gốc và ngôn ngữ bản địa làm cơ sở để truyền bá Phật giáo cho người bản địa. Theo tinh thần này, ta cần mạnh dạn “Việt Nam hóa đạo Phật”. Cho đến thời điểm hiện nay, các nước có phong cách tiếp biến văn hóa tốt gồm có Trung Quốc, Tây Tạng và các nước Phật giáo Nam tông. Trung Quốc đã Trung Quốc hóa đạo Phật. Tây Tạng đã Tây Tạng hóa đạo Phật. Các nước Phật giáo Nam tông đã Nam tông hóa đạo Phật. Đó là những mô hình điển mẫu về tiếp biến văn hóa trong việc truyền bá Phật giáo. Chúng ta cũng cần Việt Nam hóa đạo Phật, theo cách riêng của người Việt Nam.17

Trích dẫn 3

Bố thí các chi phần cơ thể, hiến xác khoa học, bố thí tài vật, bố thí niềm vui không sợ hãi, thì bố thí niềm vui không sợ hãi là điều cần thiết cho đời sống sức khỏe tinh thần. Không có người phát tâm bố thí nội tài thì yếu tố nhân đạo không được nhân rộng, tình người có thể mất.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_9_-_final_23_03_2021 (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)