Thích Nhật Từ, Chính niệm trong cuộc sống hằng ngày (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2015), tr.61.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_9_-_final_23_03_2021 (Trang 115 - 116)

tr.61.

21. Thích Nhật Từ,Thế giới cực lạc: Phân tích ứng dụng Kinh A Di Đà. (NXB Văn hóa Sài Gòn,TP.HCM, 2010), tr.68. TP.HCM, 2010), tr.68.

Trích dẫn 7

Học rộng hiểu nhiều. Học rộng tức là học nhiều, học đến nơi đến chốn, học chuyên sâu nguồn tri thức, lãnh vực nào đó. Hiểu nhiều ở đây là hiểu một cách sâu sắc, thấu đáo và nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Giáo dục đại học ngày nay dựa trên nền tảng giáo dục vừa mang tính chuyên sâu, vừa mang tính liên ngành. Nhờ đó mà vấn đề nghiên cứu được khai thác sâu hơn, rộng hơn so với nghiên cứu ở một lĩnh vực nhất định như trước đây.

Đối với người tu sĩ Phật giáo, học rộng hiểu nhiều được hiểu trước nhất là lão thông kinh, luật, luận, tông chỉ, pháp môn, các phương pháp giải quyết nỗi khổ niềm đau; đồng thời phải nắm vững tri thức của các ngành thế học để nâng cao hiệu quả lý giải Phật pháp cho mọi người, nhất là cho người trí thức. Ở thời đại kỹ thuật số, tri thức toàn cầu hóa này, muốn đưa Phật giáo đến với mọi người cần phải am hiểu cả nội điển và ngoại điển. Nếu không, ta sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong việc phổ biến Phật pháp đến với mọi người.

Người cư sĩ tại gia cũng vậy, muốn đem Phật pháp phổ biến đến mọi người, ít nhất cũng cần phải có kiến thức Phật pháp sâu và rộng. Nếu có thêm tri thức thế học, nhất là khả năng thuyết trình, sử dụng tốt ngôn ngữ, thì khả năng đưa Phật pháp vào đời sẽ dễ thành công hơn. Thiếu kỹ năng diễn thuyết, ta không thể diễn đạt tốt các giá trị sâu sắc của đạo Phật, và do đó khả năng thuyết phục người khác đến với đạo Phật sẽ rất kém.22

Trích dẫn 8

Muốn làm đạo cần phải có kiến thức Phật học vững. Có tư cách đạo đức, nhưng nếu không có kiến thức Phật học thì không đi đến đâu. Chúng tôi tâm đắc khuynh hướng của đức Phật là truyền bá tuệ giác, khích lệ bác học đa văn và xem đó như một trong bảy tài sản pháp.23

Trích dẫn 9

Thực hành pháp là việc quan trọng. Tuy nhiên, muốn có kết quả cũng phải khởi tu từ việc học và tư duy; vì không học thì không thể hiểu pháp và cũng không có gì trong đầu để tư duy, lấy gì để thực hành. Còn học mà không hành trì thì không thể có độ cảm với Phật, nên khó hiểu Phật.24

22. Thích Nhật Từ,Nghệ thuật ứng xử - Ứng dụng Kinh Hiền Nhân trong giao tiếp và quản trị. (NXBPhương Đông, Cà Mau, 2017), tr.101-102. Phương Đông, Cà Mau, 2017), tr.101-102.

23. Thích Nhật Từ,Tám điều giác ngộ - Ứng dụng Kinh Bát Đại Nhân Giác trong cuộc sống. (NXBHồng Đức, Hà Nội, 2012), tr.77-78. Hồng Đức, Hà Nội, 2012), tr.77-78.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_9_-_final_23_03_2021 (Trang 115 - 116)