Kinh Tiểu bộ 1 (Kinh Pháp cú), Thích Minh Châu dịch (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.61.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_9_-_final_23_03_2021 (Trang 54 - 56)

được nhất là khi con người ấy có trong tay những phương tiện như đại vương. Nếu đại vương phát được nguyện lớn thì đại vương chắc chắn có thể làm được điều này.

- Nhưng còn những người trẻ tuổi trong các vương quốc khác? - Không có gì ngăn cản đại vương thương yêu những người trẻ tuổi trong các vương quốc khác như con trai và con gái của ngài, dù những người này không nằm trong vùng cai trị của đại vương. Không phải vì thương yêu dân chúng của quốc gia mình mà mình không thể thương yêu dân chúng của các quốc gia khác.

- Thương yêu như thế nào? Họ có nằm dưới quyền cai trị của mình đâu?

Bụt nhìn vua:

- Sự giàu mạnh và an ổn của một quốc gia không phải được tạo nên bởi sự nghèo hèn và loạn lạc của những quốc gia khác. Đại vương, nền hòa bình và thịnh vượng lâu dài của một quốc gia chỉ có thể được xây dựng trên sự hòa hiếu giữa các quốc gia và ý hướng về một nền thịnh vượng chung. Nếu đại vương thực sự muốn cho vương quốc Kosala có hòa bình và những người trai trẻ trong vương quốc không phải xông pha nơi lửa đạn thì đại vương cũng phải giữ gìn làm sao cho các vương quốc kế cận cũng có hòa bình và để những trai trẻ các xứ đó cũng khỏi phải xông pha trong vòng lửa đạn. Chính sách ngoại giao và kinh tế của đại vương phải thực sự đi theo con đường của tâm từ bi thì đại vương mới có thể làm được chuyện này. Như vậy trong khi đại vương thương yêu và chăm sóc cho quốc gia Kosala, đại vương cũng chăm sóc cho các vương quốc khác như Magadha, Sasi, Videha, Sakya và Koliya.

Đại vương, mới năm ngoái đây, sau khi về thăm gia đình và vương quốc Sakya, tôi và nhiều vị khất sĩ có tới du hóa ở Arannakutila, thuộc lãnh thổ của quý quốc, sát chân núi Hy Mã Lạp Sơn. Ở đó tôi đã suy nghiệm về một chính sách trị nước căn cứ trên nguyên tắc bất bạo động. Tôi thấy các vị quốc vương rất có thể cai trị nghiêm minh, đem lại an hòa và hạnh phúc của muôn dân mà không cần sử dụng đến những biện pháp bạo động như chinh phạt, xử tử, giam hãm, tù đày v.v... Tôi đã nói những điều này với phụ vương tôi, vua Suddhodana. Nhân tiện đây tôi cũng muốn xác định điều đó với đại vương. Làm nhà chính trị giỏi, đại vương có thể trị nước mà không cần đến những phương thức bạo động, nếu ngài biết vun đúc và nuôi dưỡng Từ Bi.13

Trích dẫn 1

Là Phật tử thì chúng ta phải tuyên dương lời Phật dạy là: Giải phóng hận thù, thiết lập hòa bình, xây dựng tình thương, hiểu, cảm thông, tha thứ, rộng lượng. Còn nếu ta làm không được thì cũng nên đủ bản lĩnh thừa nhận rằng mình không làm được. Đó là ta có lương thiện tri thức và có lương tâm. Còn ta hận thù, ta buộc người khác cũng phải hận thù thì ta đang gieo một cộng nghiệp rất nguy hại mà không ai lường trước được hậu quả.14

Trích dẫn 2

Trong giới không sát sinh, bao gồm trước hết bảo vệ hòa bình và tôn trọng sự sống của con người, đó là hành động chân chính. Mở rộng hơn, ta thương yêu các loài động vật.15

13. Thích Nhất Hạnh,Đường xưa mây trắng. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2015), tr.322-323.14. Thích Nhật Từ,Nghệ thuật sống. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2017), tr.73. 14. Thích Nhật Từ,Nghệ thuật sống. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2017), tr.73.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_9_-_final_23_03_2021 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)