Kinh Tiểu bộ 1, Thích Minh Châu dịch (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.384.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_9_-_final_23_03_2021 (Trang 63 - 65)

Trích dẫn 1

Đạo Phật không khích lệ các hình thức tự cô lập hoặc tách rời bản thân ra khỏi tương quan xã hội. Vì như thế, ta đánh mất cơ hội tiếp nhận những điều hay mà cuộc đời và những người thân thương có thể trao tặng cho ta, đồng thời, trong một số tình huống, sự ảnh hưởng tích cực của ta đối với tha nhân sẽ không thiết lập được.9

Trích dẫn 2

Sống với người tính toán hơn thua, cố chấp, làm tâm chúng ta mỏi mệt. Không có năng lực hóa giải bằng tùy thuận chúng sinh, thì hằng ngày hằng giờ, mỗi lời nói, cử chỉ cũng dẫn đến những phản ứng đối đầu. Căng thẳng này làm tiền đề cho căng thẳng khác, khổ đau này đưa đường đến bế tắc khác. Cuối cùng, mất lối thoát. Cho nên, tùy thuận theo cái đúng, nhưng hóa giải những tình huống sai, đó được gọi là “tùy thuận chúng sinh vô quái ngại”. Đây chính là sự thực tập rất quan trọng của người Phật tử.10

Trích dẫn 3

Sống với người biết tùy hỷ, dễ dàng cảm thông, chia sẻ, rộng lượng, tha thứ thì tâm chúng ta hoan hỷ, hạnh phúc đã đành, nhưng sống với người cau có, khó chịu, bắt bẻ, hơn thua từng câu, từng chữ, không chịu thương lượng, lúc nào cũng

háo thắng, chúng ta có hạnh “chúng sinh vô quái ngại” vẫn có thể giúp họ tháo gỡ phần cá tính tiêu cực ấy mà bản thân không bị phiền não ở những tình huống chướng tai gai mắt.

Như vậy, nghệ thuật tùy thuận chúng sinh là bài thực tập buộc hành giả phải làm. Ở công sở, ở nhà, với những người thân, người thương, quan hệ huyết thống, đôi khi chúng ta vẫn phải

9. Thích Nhật Từ,Gia đình, xã hội và tâm linh. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2013), tr.ix.10. Thích Nhật Từ,Con đường an vui. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2010), tr.57-58. 10. Thích Nhật Từ,Con đường an vui. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2010), tr.57-58.

đối diện với những điều không như ý hằng ngày, hằng giờ. Nếu không có năng lực tùy thuận để hóa giải thì những ức chế tâm lý đó biến mình trở thành nạn nhân. Dù nhà cao cửa rộng, phương tiện, vật chất đủ đầy, nhưng thái độ tâm lý không hân hoan, không hạnh phúc do nghịch cảnh của người thân gây ra cũng khiến chúng ta mất đi ý nghĩa của cuộc sống. Cho nên, phải thực tập hạnh tùy thuận chúng sinh bằng cách buông xả những việc không đáng để tâm và chỉ giữ lại trong lòng những điều tích cực, những giá trị giúp tâm luôn hướng đến điều thiện.11

Trích dẫn 4

Trong tương quan xã hội, người trí nổi trội hơn những người bình thường, nhưng họ vẫn thể hiện được sự nhu hòa, tức là hòa đồng với mọi người. Nhờ thái độ sống hài hòa, người trí có cơ hội hiểu được các nguyên nhân, nỗi khổ, niềm đau của những người bất hạnh, nhờ đó đưa ra các giải pháp giúp họ vượt qua một cách dễ dàng. Ở đây, lối ứng xử của người trí là hài hòa, chứ không phải hòa tan. Sống hài hòa với cuộc sống của mọi người, nhưng người trí không bị chi phối bởi các khuynh hướng xấu tốt của cuộc đời. Người trí dù sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào luôn giữ được bản chất cao quý của mình … Bậc trí cũng như thế, hài hòa nhưng không đánh mất các đặc tính vốn có bên trong. Nhìn bên ngoài có vẻ như mềm mỏng, nhưng thật ra rất bản lĩnh, rất cứng rắn. Đó là nghệ thuật ứng xử của bậc trí nhân mà chúng ta cần phải học.12

Trích dẫn 5

Tâm nhỏ nhoi bao gồm tâm ích kỷ, tâm hẹp hòi, tâm giấu giếm, tâm bủn xỉn, tâm lợi ích nhóm, tâm hiểm hóc, tâm gây khó dễ, tâm kiếm chuyện, tâm gây phiền hà... cho người khác. Người có tâm địa nhỏ nhoi thường tính toán hơn thua, tính cái gì cũng phải có lợi cho bản thân, không lợi ích nhiều cho bản thân thì không tham gia, dù là việc nhân nghĩa, việc thiện.

Để có tâm quảng đại, bạn không nên lo lắng và không nên vướng vào lợi ích nhóm. Các bạn cần mở tâm từ bi đối với chúng sinh. Các bạn nên thay đổi thói quen cầu nguyện thành phát nguyện. Cầu nguyện có đối tượng quan tâm là bạn, gia đình bạn, người thân bạn, tức vướng vào lợi ích nhóm huyết thống và nhóm người thân.13

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_9_-_final_23_03_2021 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)