Kinh Tăng chi bộ 1, Thích Minh Châu dịch (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.414.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_9_-_final_23_03_2021 (Trang 153 - 155)

11. Thích Nhật Từ (soạn dịch),423 Lời vàng của Phật (Kinh Pháp Cú, Dhammapada). (NXB HồngĐức, Hà Nội, 2018), tr.54. Đức, Hà Nội, 2018), tr.54.

Đức Thế Tôn trả lời: “Chúng sanh kia do nơi hành nghiệp của chính mình, nhân bởi nghiệp mà thọ báo, duyên vào nghiệp, y nơi nghiệp, tùy theo nơi nghiệp xứ có cao thấp mà chúng sanh có tốt đẹp hay không tốt đẹp.”13

Một thời, Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pā ārikamba.

Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói:

Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng? Ở đây, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ sống tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham, không có sân hận, có chánh tri kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp và nói rằng: “Mong người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục!” Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, người ấy do nhân cầu khẩn của quần chúng đông đảo ấy, hay do nhân tán dương, hay do nhân chấp tay đi cùng khắp, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục không?

Thưa không, bạch Thế Tôn.

Ví như, này Thôn trưởng, có người nhận chìm một ghè sữa đông (sappi) hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu rồi đập bể ghè ấy. Ở đây, ghè ấy trở thành từng miếng vụn, hay từng mảnh vụn và chìm xuống nước. Còn sữa đông hay dầu thời nổi lên trên. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp và nói: “Hãy chìm xuống, này sữa đông và dầu! Hãy chìm sâu xuống, này sữa đông và dầu. Hãy chìm xuống tận đáy, này sữa đông và dầu!”. Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, sữa đông ấy, dầu ấy, có do nhân cầu khẩn của đám quần chúng đông đảo ấy, do nhân tán dương, do nhân chấp tay đi cùng khắp của quần chúng đông đảo ấy nên bị chìm xuống, hay chìm sâu xuống, hay đi xuống tận đáy không?

Thưa không, bạch Thế Tôn.

Cũng vậy, này Thôn trưởng, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ sống tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham, không có sân, theo chánh tri kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp và nói: “Mong rằng người này, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào cõi dữ ác thú, đọa xứ, địa ngục!” Nhưng người ấy sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.14

Trích dẫn 1

Bản chất của nhân quả theo đức Phật mô tả: đến khi hạt giống gieo trồng đã chín mùi. Dù chúng ta có trốn đi đâu, xuống các hang động, hay bay vào không gian, thì quả xấu vẫn trổ, và chúng ta phải tiếp nhận. Thay vì trốn chạy, đạo Phật dạy chúng ta hãy đối diện với bản thân, nhìn thấy đó là điều sai để ăn năn hối cải.15

Trích dẫn 2

Bồ-tát Hiền Nhân khẳng định: “Việc làm ác tội ác sẽ theo đòi. Làm điều lành quả báo tốt sẽ đền trả trọn đời không mất”. Khẳng định vừa nêu mang tính chân lý và nó hỗ trợ rất nhiều cho đời sống đạo đức của con người.16

Trích dẫn 3

Si mê tức là thiếu kiến thức về nhân quả, thiếu ứng xử phù hợp với đạo đức, trái ngược lại với luật pháp. Si mê còn bao gồm mê tín dị đoan, tin vào phong thủy, địa lý, tin bói toán, tử vi, ngoại cảm, hầu đồng, gọi hồn; hên xui may rủi, tin Thượng đế và các thần linh, tin số phận an bài... Tất cả đều được liệt vào nhóm vô minh, tức là sự si mê. Ở một mức độ tương đối, toàn bộ các nỗi khổ của chúng ta đều bị chi phối bởi vô minh. Chỗ nào có vô minh, chỗ đó có tham ái và sân hận. Chỗ nào còn sân hận và tham ái, chỗ đó đang đồng hành với vô minh. Vô minh là cái bóng đi theo hình dạng của sân hận và tham ái. Đó là ba nguyên nhân cốt lõi dẫn đến phần lớn các nỗi khổ, niềm đau của kiếp người.17

14.Kinh Tương ưng bộ2, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.361.15. Thích Nhật Từ,Quay đầu là bờ. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2010), tr.109. 15. Thích Nhật Từ,Quay đầu là bờ. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2010), tr.109.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_9_-_final_23_03_2021 (Trang 153 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)