Lý tưởng sống của thanh niên Phật tử

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_9_-_final_23_03_2021 (Trang 96 - 100)

Lý tưởng sống (lẽ sống) là mục tiêu của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.

Người Phật tử có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động theo lời Phật dạy, vì sự tiến bộ của bản thân, cộng đồng và xã hội, đồng thời truyền bá chân lý Phật Pháp, luôn vươn tới hoàn thiện bản thân về mọi mặt, mong cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.

Trích dẫn 1

Bỏ dữ làm lành, tu tập chánh Pháp, đem lời trung chánh dạy dỗ lẫn nhau, lối sống nghĩa hiệp, trọng đạo, mến đức.1

Trích dẫn 2

Lúc còn trẻ chẳng màng đạo đức Không học nghề, tự lập lo thân Đến già gặp phải khó khăn Như cò ủ rũ, không còn cá tôm. Có người trẻ chẳng rèn đức hạnh

Không luyện nghề, không lãnh tiền lương Khi già, buồn tủi, sầu vương

Nhớ về dĩ vãng, thở than vắn dài.2

1. Thích Nhật Từ (soạn dịch),Kinh Phật cho người tại gia. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2014), tr.396.2. Thích Nhật Từ (soạn dịch),423 Lời vàng của Phật (Kinh Pháp Cú, Dhammapada). (NXB Hồng 2. Thích Nhật Từ (soạn dịch),423 Lời vàng của Phật (Kinh Pháp Cú, Dhammapada). (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2018), tr.63-64.

Trích dẫn 3

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo còn trẻ, niên thiếu, còn thanh niên, tóc đen nhánh, trong tuổi thanh xuân, trong sơ kỳ tuổi đời. Này các Tỷ-kheo, đây là đúng thời thứ nhất để tinh cần.3

Trích dẫn 4

Này các Tỷ-kheo, trong bất kỳ đời trước nào, hiện hữu nào, trú xứ nào, Như Lai đời trước làm Người, sống vì hạnh phúc cho chúng sanh, trừ diệt mọi sợ hãi kinh hoàng, sắp đặt sự che chở, hộ trì, bảo vệ đúng Pháp, bố thí cho các người tùy tùng.4

Trích dẫn 5

Dù phụng sự vị tha, thiết thực Xin chớ quên thực tập lợi mình Chuyên tâm học pháp cao minh

Hướng về giải thoát, đạt thành mới thôi.5

Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Koliya, tại một thị trấn của dân chúng Koliya tên là Kakkarapatta. Rồi Koliya tử Dīghajāṇu (đầu gối dài) đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Thế Tôn nói:

Có bốn pháp này, này Byagghapajja, đưa đến hạnh phúc tương lai, an lạc tương lai cho thiện nam tử. Thế nào là bốn?

3.Kinh Tăng chi bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.667.4.Kinh Trường bộ, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.595. 4.Kinh Trường bộ, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.595.

5. Thích Nhật Từ (soạn dịch),423 Lời vàng của Phật (Kinh Pháp Cú, Dhammapada). (NXB HồngĐức, Hà Nội, 2018), tr.68. Đức, Hà Nội, 2018), tr.68.

Đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ. Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ lòng tin?

Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử có lòng in, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: “Đây là Thế Tôn … Thiên Nhân sư, Phật, Thế Tôn”. Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ lòng tin.

Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ giới đức?

Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử từ bỏ sát sanh … từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ giới đức.

Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ bố thí?

Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sống ở gia đình, với tâm không bị cấu uế, xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay mở rộng, vui thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, vui thích chia sẻ vật bố thí. Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ bố thí.

Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ trí tuệ?

Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, với thánh thể nhập (quyết trạch), chơn chánh chấm dứt khổ đau. Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ trí tuệ.

Tháo vát trong công việc

Không phóng dật, nhanh nhẹn Sống đời sống thăng bằng Giữ tài sản thâu được Có tin, đầy đủ giới Bố thí không xan tham

Rửa sạch đường thượng đạo An toàn trong tương lai

Đây chính là tám pháp Bậc tín chủ tìm cầu Bậc chân thật tuyên bố Đưa đến lạc hai đời Hạnh phúc cho hiện tại Và an lạc tương lai Đây trú xứ Gia chủ Bố thí tăng công đức.6

Trích dẫn 1

Việc tinh tấn được đức Phật giảng dạy là phải bắt đầu từ tuổi trẻ. “Lúc trẻ trung biếng nhác buông lung” thì khi lớn lên ta không thể có được thành tựu gì. Tuổi trẻ cần phải giữ sức khỏe, bỏ các độc tố, mới đủ sức để siêng năng nỗ lực lập nghiệp. Tuổi trẻ mà không lập nghiệp thì đừng có hy vọng ở tuổi già được hạnh phúc. Vì tuổi trẻ có sức lực, có ý chí, có lý tưởng, có thể làm được nhiều việc, lý tưởng nhất của tuổi trẻ là từ 25 đến 40 tuổi. Qua lứa tuổi đó, các phát minh, sáng kiến sẽ chậm lại. Đỉnh cao nhất của tuổi trẻ cần phải được phát huy, còn ai có thái độ cầu an, nhu nhược, thủ thường, an phận chờ sung rụng thì những người như thế không thể thành công. Thậm chí hậu quả có thể là trầm cảm, có nghĩa là không thích làm việc gì, đánh mất tự tin, mặc cảm tự ti, chấp nhận sự thất bại.7

Trích dẫn 2

Cuộc đời vận hành có mối liên hệ với tinh tấn không ngừng. Đây chính là một trong những điều Đức Phật khuyên tất cả chúng ta cùng làm: tập bỏ qua những thói quen suy nghĩ nhỏ nhặt, hẹp hòi ích kỷ, để tâm ta trở nên cao thượng.8

Trích dẫn 3

Người Phật tử là người sống phù hợp và trung thành với lý tưởng chánh pháp, thể hiện đạo đức, văn hóa, trí tuệ, hạnh phúc, an lạc và giải thoát của bản thân, gia đình và xã hội ngay hiện tại và về sau.9

Trích dẫn 4

Ta phải thấy rõ sự sai biệt trong cuộc đời: giàu nghèo, người mạnh kẻ ốm yếu, người sống thọ, kẻ chết yểu,… không phải tự nhiên mà có, mà đều do hành động, lời nói việc làm, tư duy của chúng ta hiện đời và nhiều đời trước. Tin sâu Nhân Quả để sống có trách nhiệm với bản thân.

7. Thích Nhật Từ,Đạo Phật pháp môn và đạo Phật nguyên chất. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2017),tr.102-103. tr.102-103.

8. Thích Nhật Từ,Tiền & tình đời - Nghệ thuật buông bỏ. (NXB Văn hóa - Văn nghệ, TP.HCM,2018), tr.119-120. 2018), tr.119-120.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_9_-_final_23_03_2021 (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)