Thích Nhật Từ, Nghệ thuật ứng xử Ứng dụng Kinh Hiền Nhân trong giao tiếp và quản trị (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2017), tr.204.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_9_-_final_23_03_2021 (Trang 65 - 66)

Phương Đông, Cà Mau, 2017), tr.204.

13. Thích Nhật Từ,Thiền Vipassana: Bốn nền tảng chánh niệm - Phân tích kinh Tứ niệm xứ. (NXBHồng Đức, Hà Nội, 2018), tr.86. Hồng Đức, Hà Nội, 2018), tr.86.

Trích dẫn 6

Ganh ghét và nguyền rủa. Ganh ghét trước hết là thái độ ghen tị về những thành quả và thành công của người khác, mà bản thân người đó không đạt được. Người có tâm ganh ghét là người đang tự phá vỡ hạnh phúc bản thân. Bởi vì, nếu sống với thái độ ganh ghét thì không thể trải nghiệm được niềm vui. Lúc nào người đó gây khó chịu với những người xung quanh.

Còn trù ếm và nguyền rủa là sử dụng các phương pháp tà vạy, mê tín nhằm hãm hại người mà họ không ưa. Mặc dù, trên thực tế, tác hại của phương pháp này không rõ ràng, thậm chí không có, nhưng hậu quả do tâm ác nguyền rủa, cay độc lại có thật, khiến cho bản thân họ khổ đau và bất hạnh.14

Trích dẫn 7

PHÁ BỎ KIẾN CHẤP

Ý thức được những khổ đau do kiến chấp và vọng tưởng gây ra, con xin nguyện thực tập để phá bỏ thái độ hẹp hòi và cố chấp, để có thể mở lòng ra mà đón nhận kinh nghiệm và tuệ giác của kẻ khác, nhờ đó thừa hưởng được nhiều lợi lạc từ trí tuệ tập thể. Con biết rằng những kiến thức hiện giờ con đang có không phải là những chân lý bất di bất dịch. Tuệ giác chân thực chỉ có thể đạt được do sự thực tập quán chiếu và lắng nghe,

bằng sự buông bỏ tất cả mọi ý niệm mà

không phải bằng sự chứa chấp kiến thức khái niệm. Con nguyện suốt đời là một người đi tìm học và thường trực sử dụng chánh niệm để quán chiếu sự sống trong con và xung quanh con trong từng giây phút.15

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_9_-_final_23_03_2021 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)