tự làm và điều khiển người khác làm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đầy đủ tháo vát.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đầy đủ phòng hộ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, những tài sản của thiện nam tử, do tháo vát, tinh tấn thâu hoạch được, do sức mạnh cánh tay chất chứa được, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch được đúng pháp, vị ấy gìn giữ chúng, phòng hộ và bảo vệ. Làm thế nào các tài sản này của ta không bị vua mang đi, không bị trộm cướp mang đi, không bị lửa đốt, không bị nước cuốn trôi, không bị các người con thừa tự không khả ái cướp đoạt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đầy đủ phòng hộ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là làm bạn với thiện?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử sống tại làng hay tại thị trấn. Tại đấy có những gia chủ, hay con người gia chủ, những người trẻ được nuôi lớn trong giới đức, hay những người lớn tuổi được lớn lên trong giới đức, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ, vị ấy giao thiệp, nói chuyện, thảo luận với những người ấy. Với những người đầy đủ lòng tin, vị ấy theo học đầy đủ lòng tin; với những người đầy đủ giới đức, vị ấy theo học đầy đủ giới đức; với những người đầy đủ bố thí, vị ấy theo học đầy đủ bố thí; với những người đầy đủ trí tuệ, vị ấy theo học đầy đủ trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là làm bạn với thiện.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sống thăng bằng điều hòa?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách thăng bằng điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Người ấy suy nghĩ: “Đây là tiền nhập của ta, sau khi trừ đi tiền xuất, còn lại như sau; không phải là tiền xuất của ta, sau khi trừ tiền nhập, còn lại như vậy”. Ví như, này các Tỷ-kheo, người cầm cân hay đệ tử người cầm
cân, sau khi cầm cân, biết rằng: “Với chừng ấy, cân nặng xuống; hay với chừng ấy, cân bổng lên”.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hỏa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn, người ấy nghĩ rằng: “Đây là tiền nhập của ta, sau khi trừ đi tiền xuất còn lại như vậy; không phải là tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như vậy. Này các Tỷ-kheo, nếu thiện nam tử này, tiền nhập vào ít, nhưng sống nếp sống rộng rãi (hoang phí), thời người ta nói về người ấy như sau: “Người thiện nam tử này ăn tài sản của người ấy như người ăn trái cây sung”. Này các Tỷ-kheo, nếu người thiện nam tử này có tiền nhập lớn, nhưng sống nếp sống cơ cực, thời người ta sẽ nói về người ấy như sau: “Người thiện nam tử này sẽ chết như người chết đói”. Khi nào, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử này sau khi biết tài sản nhập, sau khi biết tài sản xuất, sống nếp sống thăng bằng điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn, nghĩ rằng: “Như vậy, tiền nhập của ta, sau khi trừ đi tiền xuất, còn lại như vậy; không phải là tiền xuất, sau khi trừ tiền nhập, còn lại như vậy”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nếp sống thăng bằng, điều hòa.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đầy đủ lòng tin?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: “Đây là Thế Tôn... bậc Đạo sư của chư Thiên và loài Người, Phật, Thế Tôn”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đầy đủ lòng tin.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đầy đủ giới?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử từ bỏ sát sanh... từ bỏ không đắm say rượu men, rượu nấu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đầy đủ giới.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đầy đủ bố thí?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử sống ở gia đình, với tâm không bị cấu uế xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay rộng mở, vui thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, vui thích chia sẻ vật bố thí. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đầy đủ bố thí.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đầy đủ, trí tuệ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, với Thánh thể nhập (quyết trạch), chơn chánh, chấm dứt khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đầy đủ trí tuệ.
Tháo vát trong công việc,
Không phóng dật, nhanh nhẹn, Sống đời sống thăng bằng, Giữ tài sản thâu được,
Có tín, đầy đủ giới, Bố thí không xan tham,
Rửa sạch đường thượng đạo, An toàn trong tương lai,
Đây chính là tám pháp, Bậc tín chủ tầm cầu, Bậc chân thật tuyên bố, Đưa đến lạc hai đời, Hạnh phúc cho hiện tại, Và an lạc tương lai, Đây trú xứ Gia chủ, Bố thí tăng công đức.6
Trích dẫn 1
“Giải pháp dứt điểm” có nghĩa là không làm nửa chừng, không làm qua loa, không giải quyết vấn đề nửa vời. Đã làm cái gì thì làm đến nơi, đến chốn, dù gặp nhiều khó khăn. Đã giải quyết cái gì thì giải quyết dứt điểm, cũng như nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, hoặc bắt rắn phải nắm cái đầu. Để giải quyết dứt điểm một vấn nạn nào đó, bạn phải điểm mặt được đâu là nguyên nhân chính, đâu là mấu chốt vấn đề, sau đó, áp dụng giải pháp thích hợp mới mong kết thúc được vấn nạn và mang lại kết quả như ý.7
Trích dẫn 2
Không ít người nghĩ “tùy duyên” nghĩa là sống theo kiểu trôi theo dòng nước, cuốn theo chiều gió, nắng bề nào che bề đó. Sự thật thì đó là người thiếu lập trường, thiếu quan điểm, thiếu dứt khoát. Nhà Phật gọi đó là tâm do dự, hoài nghi.
Muốn có quả, ta phải chủ động gieo nhân. Muốn được một, phải làm hai, ba, mới có kết quả. Phật giáo Đại thừa với biểu tượng đức Phật thiên thủ thiên nhãn là một triết lý rất sâu sắc về chủ nghĩa tùy duyên bằng hành động. Một ngàn bàn tay tượng trưng cho sự hợp tác tập thể, trí tuệ tập thể, hành động cụ thể. Biểu tượng này không phải là sự
6.Kinh Tăng chi bộ2, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.414-4166.7. Thích Nhật Từ,Cẩm nang tu học Đạo Phật Ngày Nay. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2018), tr.55. 7. Thích Nhật Từ,Cẩm nang tu học Đạo Phật Ngày Nay. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2018), tr.55.
ước muốn đơn thuần, mà là hành động cụ thể dựa trên trí tuệ.
Tùy duyên nghĩa là dù duyên đang thuận hay đang nghịch, ta vẫn không ngừng tu tập, làm phúc, tu đức. Người nào cứ đợi đủ thuận duyên mới bắt tay vào việc, thì sẽ không bao giờ làm được gì cả. Cho rằng kiến thức của mình, văn bằng của mình, vai trò của mình cao mà việc giao cho mình quá nhỏ, không xứng với tầm mình, không thèm làm thì sẽ không bao giờ có cơ hội để làm.8
Trích dẫn 3
Biết việc nào đáng bỏ, việc nào nên làm. Một khi biết rõ tính chất công việc, ta biết việc nào cần nên bỏ, việc nào cần phải thực hiện. Việc cần bỏ thì bỏ, không tiếc nuối, dù đã đầu tư nhiều công sức và thời gian; việc nào cần phải thực hiện thì nỗ lực thực hiện hết mình. Người lãnh đạo giỏi là người thuần thục trong nghệ thuật buông và nắm công việc. Họ biết sàng lọc, rũ bỏ các yếu tố tiêu cực, bất lợi, giữ lại các yếu tố tích cực, có lợi cho sự phát triển của tổ chức.9
Trích dẫn 4
Nếu nghèo khổ đừng có tham vọng to tát. Trèo cao thì té đau, đó là một hệ quả tất yếu. Mình không có điều kiện mà ước muốn cao xa, huyền ảo, phi hiện thực thì chỉ rơi vào tình trạng tuyệt vọng thêm mà thôi. Khát vọng, ước muốn là yếu tố cần thiết tạo động lực cho ta phấn đấu. Tuy nhiên, khát vọng, ước muốn đó phải căn cứ vào hiện thực. Nếu không, khát vọng, ước muốn đó cũng chỉ dừng lại ở ước mơ đơn thuần mà thôi. Cho nên, phải biết nhận định, đánh giá đúng các điều kiện mình đang có, từ đó đầu tư, nỗ lực thực hiện đúng với các điều kiện đó thì chắc chắn gặt hái được thành công.10
1. Các em học sinh hãy đọc lại lời Phật dạy về chăm chỉ lao động, làm việc có năng suất, hiệu quả.
8. Thích Nhật Từ,Nghệ thuật sống. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2017), tr.162-163.