Phật chỉ dạy ngay cái “điên đảo”.

Một phần của tài liệu Dai Cuong Kinh Lang Nghiem - HT Thien Hoa Giang (Trang 33 - 34)

Khi ấy A Nan và đại chúng ngó Phật sửng sốt, đôi mắt không nháy, vì không biết ở nơi thân này và tâm này, cái “điên đảo” ở chỗ nào !

Phật thấy vậy thương xót, mới dạy tiếp :

-Ta thường nói : Các pháp đều duy tâm biến hiện; cho đến thân và tâm ông ngày nay, cũng đều là vật ở trong chân tâm hiện ra. Tại sao các ông bỏ cái bản thể chân tâm đi. Các ông vẫn ở trong ngộ (chân tâm) mà trở lại đành ôm lấy cái mê (vọng) làm mình (điên đảo là đó), thật đáng buồn thương !

IV. Phật chỉ : Vì mê nên có thế giới và chúng sanh

-Này A Nan, bởi vô minh vọng động nên biến hiện ra có hư không, thế giới và chúng sanh. Trong thân chúng sanh vì có vọng tưởng lẫn lộn, nên nó vọng chuyền bên trong ( như vượn, như ngựa); khi các giác quan mở ra, thì nó rong ruổi theo trần cảnh bên ngoài (như vượn sút xiềng, ngựa tông chuồng). Rồi các ông chấp cái tướng vọng tưởng lăng xăng bên trong đó, cho là tâm tánh của mình. Một phen chấp nó làm tâm, thì không sao khỏi mê lầm cho rằng tâm ở trong thân.

Chứ đâu biết rằng : Thân này, tâm này, cho đến núi, sông, thế giới và hư không đều là vật trong chân tâm hiện ra cả.

Chú Giải.

Như người đương thức (dụ cho chân tâm) bỗng chốc buồn ngủ (dụ cho vô minh). Khi ngủ chiêm bao thấy có hư không thế giới, chúng sanh và mình (dụ vì vô minh nổi lên có thế giới và chúng sanh), rồi chấp cái thân và tâm trong chiêm bao kia là mình, mà bỏ cả cảnh thức tỉnh rộng

lớn này đi . . . . (dụ cho vì mê muội nhận cái vọng thân, vọng tâm này làm mình, cảnh này là thật, mà bỏ cả toàn thể chân tâm sáng suốt rộng lớn kia).

-Cái chân tâm rộng lớn như vậy, các ông lại bỏ đi không nhận, trở lại chấp cái vọng thân, vọng tâm này cho là thật của mình. Cũng như toàn thể bể cả rộng khơi trong trẻo kia không nhận, trở lại chấp một hòn bọt nhỏ nhen cho là toàn thể bể cả, thật là điên đảo ! Các ông là một trong vô số người mê muội, thật đáng thương xót !

Như, cũng một cánh tay của ta, mà chấp thế này là ngược, thế kia là xuôi, cũng đồng một loại điên đảo !

Một phần của tài liệu Dai Cuong Kinh Lang Nghiem - HT Thien Hoa Giang (Trang 33 - 34)