Ôn gA Nan hỏi Phật tu hành phải trải qua bao nhiêu địa vị mới được thành Phật.

Một phần của tài liệu Dai Cuong Kinh Lang Nghiem - HT Thien Hoa Giang (Trang 131 - 132)

thành Phật.

A Nan đứng dậy lạy Phật mà thưa rằng :

-Bạch Thế Tôn, người tu hành từ khi phát tâm cho đến thành Phật, phải trải qua bao nhiêu địa vị, và thứ lớp tu hành như thế nào. Xin Phật từ bi chỉ dạy cho kẻ mê muội này.

Phật khen ông A Nan và dạy rằng :

-Ta sẽ vì các ông và chúng sanh đời sau cầu quả Đại thừa, chỉ dạy con đường tu hành từ địa vị phàm phu, cho đến khi vào đại Niết Bàn, vậy các ông phải chăm chú nghe ta chỉ dạy :

-A Nan, các ông phải biết : Từ nơi chân tâm thanh tịnh, rời các danh tướng, không có thế giới và chúng sanh; vì vọng động nên có sanh, nhân sanh có diệt; sanh diệt cũng đều là vọng, diệt hết vọng gọi là chân, thế gọi là Vô thượng Bồ Đề và đại Niết Bàn là hai quả chuyển y của Như Lai.

1. Phật dạy ba món tiệm thứ.

-A Nan, ông nay muốn tu hành để thành Phật, thì phải tuần tự y theo ba món tiệm thứ này, mới có thể diệt trừ được gốc rễ loạn tưởng; cũng như người muốn súc sạch cái bình để đựng đồ quý, thì trước phải đổ đồ độc ra, kế dùng tro chùi rửa , sau dùng nước nóng và chất thơm rửa lại thiệt sạch, rồi mới có thể đựng vị cam lồ được.

Ba món tiệm thứ là :

1. Trừ các trợ duyên bên ngoài.

Ăn, không nên ăn những đồ không hợp với người tu hành, như ăn thịt, uống rượu và ngũ vị tân v . v . Ngũ vị tân, ăn sống nó tăng trưởng tánh nóng giận, ăn chín hay sanh tham dục, tụng kinh trì chú chẳng hiệu nghiệm, Thánh thần

không bảo hộ. Còn chỗ ở tu thì phải tìm chỗ nào cho hợp với hoàn cảnh của người tu hành.

2. Trừ các chánh nhân bên trong.

Cốt yếu là phải nghiêm trì tịnh giới, không dâm, sát, đạo và vọng, gìn giữ ngoái thân không phạm, trong tâm không động, thân và tâm đều thanh tịnh như băng tuyết.

3. Trừ các nghiệp hiện tiền.

Khi tiếp xúc với trần cảnh, không khởi vọng niệm phân biệt theo sáu trần, xoay các cảm giác trở về bản tâm thanh tịnh. Do ngoài không duyên theo trần cảnh, trong sáu căn không vọng động, đồng một thể thanh tịnh nên mười phương thế giới đều được thanh tịnh sáng suốt. Cũng như ngọc lưu ly có hàm chứa mặt trăng sáng. Hành giả lúc bấy giờ thân tâm thơ thới, chứng đặng vô sanh pháp nhẫn, mười phương chư Phật đều hiện trong tâm người ấy. Từ đây hành giả lần lần tăng tiến tu hành tiến lên các Thánh quả.

Một phần của tài liệu Dai Cuong Kinh Lang Nghiem - HT Thien Hoa Giang (Trang 131 - 132)