A Nan lại nghi “Tâm” do nhân duyên sanh.

Một phần của tài liệu Dai Cuong Kinh Lang Nghiem - HT Thien Hoa Giang (Trang 44 - 45)

A Nan thưa :

-Bạch Thế Tôn ! Cái thấy này nếu không phải tự nhiên mà có, thì chắc do nhân duyên sanh. Con hiểu như vậy chẳng biết có đúng không ? Xin Thế Tôn từ bi chỉ dạy.

X. Phật bác cái chấp “nhân duyên sanh”.

Phật bác rằng :

-Ông nói “nhân duyên sanh. Vậy nay tôi hỏi ông, cái thấy này là nhân duyên cái sáng có , hay nhân duyên cái tối mà có ? nhân duyên cái trống không mà có, hay nhân duyên cái ngăn bít, v. v . mà có ?

A Nan, nếu nhân duyên cái sáng mà có, thì khi tối đến, ông phải không thấy được cái tối; còn nhân duyên cái tối, cái trống, cái ngăn bít v . v . cũng vậy.

XI. Phật dạy : chân tâm không thể suy nghĩ và luận bàn được.

-A Nan ! Ông phải biết : cái thấy (tâm) này, nó không phải “nhân”, không phải “duyên”, không phài “tự nhiện”, và cũng không phải “không tự nhiên, không cái “phi”, không cái “bất phi”, không cái “thị’, không cái “phi thị” ; nó rời tất cả các tướng, tức tất cả pháp. Như thế thời ông làm sao để tâm suy nghĩ cho tới, dùng lời nói luận bàn cho kịp và gọi nó bằng thứ gì được. (Ly ngôn thuyết, tướng, ly tâm duyên tướng, ly danh tự tướng).

Nếu ông để tâm suy nghĩ và dùng lời nói luận bàn, thì cũng như người quơ tay chụp bắt hư không ; chỉ thêm mệt nọc, chứ làm sao chụp bắt hư không cho được.

Chú Giải.

Đến chỗ cao siêu tuyệt diệu thì không còn suy nghĩ, luận bàn được ; nếu còn suy nghĩ luận bàn được thì không phải là cao siêu tuyệt diệu. Bởi thế nên đức Thích Ca đóng cửa thất tại nước Ma Kiệt, ông Duy Ma cật ngậm miệng tại thành Tỳ Da. Tổ Đạt Ma ngồi tại chùa Thiếu Lâm day mặt vô vách chín năm không nói một lời, đều vì cái lý đạo cao siêu, không thể luận bàn được.

Một phần của tài liệu Dai Cuong Kinh Lang Nghiem - HT Thien Hoa Giang (Trang 44 - 45)