Ba đoạn thí dụ của Phật.

Một phần của tài liệu Dai Cuong Kinh Lang Nghiem - HT Thien Hoa Giang (Trang 72 - 74)

1- Dụ như người lầm phương hướng để chỉ rõ ngộ rồi không mê trở lại. Phật dạy rằng :

-Này Phú Lâu Na, như người lầm phương hướng, tưởng phía Nam là phía Bắc. Ông nghĩ sao, cái “mê lầm “ ấy nhân mê mà có, hay nhân ngộ mà sanh? Này Phú Lâu Na, không phải nhân ngộ, mà cũng không phải nhân mê. Vì sao ? Cái mê không có căn nguyên, thì làm sao nói nhân mê mà có. Còn ngộ không thể sanh ra mê được, thì sao lại nói nhân cái ngộ mà sanh.

Phú Lâu Na, người kia đương lúc đi lầm đường, nếu có người biết đường chỉ lại cho họ : Đây là phía nam, kia là phía bắc v . v . Vậy từ đó về sau họ còn lầm lộn nữa không ?

Phú Lâu Na thưa :

-Bạch Thế Tôn, người kia không còn lầm lộn nữa. Phật dạy :

-Này Phú Lâu Na mười phương các đức Như Lai cũng vậy, khi ngộ được chân tâm thành Phật rồi, thì không bao giờ mê trở lại làm chúng sanh nữa. Vì cái mê lầm không thật, rốt ráo chẳng có gốc rễ. Trước kia vốn không mê, nhưng in tuồng có mê cái ngộ (như đám mây che mặt trời). Đến khi giác ngộ được cái mê , thì cái mê kia tự diệt; cái “giác ngộ” ấy không sanh trở lại cái mê nữa.

2- Dụ như hoa đốm giữa hư không khi diệt rồi không còn sanh trở lại. -Lại nữa, cũng như người bị nhặm con mắt, thấy có hoa đốm lăng xăng giữa hư không. Đến khi hết nhặm rồi thì hoa kia tự hết. Nếu người ấy còn nhìn lại chỗ các hoa đốm diệt ở nơi hư không kia, để trông mong cho hoa sanh trở lại, nếu như thế ông thử nghĩ, người đó khôn hay dại ?

Phú Lâu Na thưa :

-Hư không không có hoa đốm, mà vọng thấy có hoa đốm sanh diệt, thế đã là điên đảo rồi; huống nữa, trông mong nó sanh trở lại, thì người ấy thật điên đảo lắm, không còn nói dại hay khôn nữa được.

Phật nói :

-Ông đã hiểu như vậy, tại sao còn hỏi “Như Lai đã ngộ được chân tâm thanh tịnh, vậy chừng nào nổi vọng trở lại, sanh ra sơn hà đại địa nữa?”

3- Dụ như vàng và củi.

Cũng như vàng ở tại mỏ, khi đào lên đã lọc hết khoáng thành vàng ròng rồi, lúc bấy giờ không còn trở lại làm khoáng nữa. Và cũng như cây đốt thành tro, không thể trở lại thành cây được nữa.

Chư Phật cũng thế : khi chứng được Bồ Đề Niết Bàn rồi, không còn vọng động trở lại làm chúng sanh nữa.

IX. Phật trả lời câu hỏi thứ hai.

Phật nói :

-Phú Lâu Na, như lời ông hỏi “nước và lửa tại sao chẳng diệt nhau, trái lại được dung hòa cùng nhau và đều biến khắp cả vũ trụ ? Hư không với đất tánh chất không đồng, tại sao dung biến được ?”

Này Phú Lâu Na ! Tất cả các pháp, xem về tướng (hiện tượng) của nó, nguyên là hư vọng, không thể chỉ bày cái gì thật là cái gì được. Nó đã hư vọng không thật, mà ông lại còn hỏi “Tại sao nó chẳng diệt nhau ?” Như thế chẳng khác nào người ngồi trông đợi cho cái hoa đốm giữa hư không kia kết đậu thành ra trái, thì làm sao mà kết đậu được !

Chú Giải.

Như các hình chớp bóng chiếu trên miếng vải trắng, bởi nó không thật, nên không cái nào ngại cái nào cả.

-Còn xem về tánh (bản thể) của các pháp, thì nguyên nó là chân. Duy có một thể chân tâm, nguyên không phải đất, nước, gió, lửa thì sao lại chẳng dung hòa nhau được.

X. Phật chỉ cái chân tâm tùy duyên biến hiện.

-Phú Lâu Na ! Chân tâm của ông như thế, nếu ông phân biệt hư không thì có hư không hiện, phân biệt đất, nước, gió, lửa, thì đều có đất, nước, gió, lửa hiện.

Cũng như hai người đồng xem mặt trăng dưới nước. Rồi một nười đi qua phía Đông và một người đi qua phía Tây, thì hai người đều thấy có mặt trăng đi theo mình cả, không có chuẩn định.

Ông không thể hỏi “mặt trăng tại sao đi theo cả hai người”; Hay là nói “hai người đi riêng đều thấy cả hai mặt trăng, tại sao hiện này chỉ thấy có một”. (khi hai người đứng chung một chỗ).

Phú Lâu Na ! Ông nên biết : vì các pháp hư huyễn, không thể lấy đâu làm bằng cứ được.

Một phần của tài liệu Dai Cuong Kinh Lang Nghiem - HT Thien Hoa Giang (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)