Ông Phú Lâu Nan hỏi Phật hai câu quan trọng.

Một phần của tài liệu Dai Cuong Kinh Lang Nghiem - HT Thien Hoa Giang (Trang 65 - 67)

Lúc bấy giờ ông Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử đứng dậy lạy Phật, chắp tay cung kính và thưa rằng :

-Bạch Thế Tôn, trong hàng tứ chúng, Phật thường khen con thuyết pháp hơn hết; ở trong hội này con lại được chứng quả Vô lậu. Thế mà hôm nay nghe Phật nói phép nhiệm mầu cao thượng, hãy còn chưa hiểu. Cũng như người điếc đứng xa một trăm bước nghe tiếng muỗi kêu; thấy còn không được, huống chi lại nghe.

Bạch Thế Tôn :

1- Chân tâm này đã vốn thanh thịnh, tại sao lại thoạt sanh ra sơn hà đại địa và các chúng sanh ?

2- Lại nữa, Phật nói “đất, nước, gió, lửa tánh nó vắng lặng thường còn, viên dung khắp giáp pháp giới” Bạch Thế Tôn, nếu nước khắp tất cả, thì lửa phải tắt, còn lửa biến khắp thời nước phải khô, tánh lửa thì nóng, nước lại lạnh, hai thứ trái nhau, tại sao đồng cùng khắp cả hư không, mà nó không diệt nhau ? Lại nữa, đất thì có hình chất, còn hư không lại trống, tại sao hai thứ đều khắp giáp cả pháp giới, mà không có chướng ngại nhau ? Cúi xin Đức Như Lai vén mở mây mờ cho chúng con.

Thưa hỏi xong, ông Phú Lâu Na kính cẩn trở lui, để chờ nghe lời Phật chỉ dạy.

Chú Giải.

Đoạn này ông Phú Lâu Na hỏi 2 điều :

1-Chân tâm đã thanh tịnh tại sao thoạt sanh ra có thế giới và chúng sanh ?

2-Đất, nước, gió, lửa, tánh nó chống trái nhau, tại sao lại dung hòa được và biến khắp cả pháp giới ?

Về câu hỏi một thì trong kinh này Phật đã trả lời rõ rồi. Còn câu hỏi sau chúng ta cũng nên phân biệt cho rõ : Phật nói nước, lửa v . v . biến khắp

cả pháp giới, đó là Phật chỉ về phần “tánh” mà nói. Ông Phú Lâu Na nghi nước, lửa v . v . trái nhau, làm sao đều biến khắp được. Thế là ông Phú Lâu Na đứng về phần tướng mà hỏi.

Về tướng thì có chướng ngại, còn tánh thời không bao giờ chướng ngại.

II. Phật trả lời câu hỏi thứ nhất.

Phật dạy :

-Này Phú Lâu Na , như lời ông hỏi “Chân tâm đã vốn thanh tịnh, tại sao sanh ra sơn hà đại địa, thế giới và chúng sanh.”

Vậy ông có thường nghe ta nói : “Chân tâm nhiệm mầu vắng lặng mà thường sáng suốt chiếu soi “ không? (tánh giác diệu minh bản giác minh diệu).

Phú Lâu Na thưa :

-Bạch Thế Tôn, con có thường nghe Phật dạy như thế. Phật hỏi :

-Vậy chân tâm này, ông cho nó tự có tánh sáng suốt chiếu soi (phân biệt) hay là không có sáng suốt chiếu soi ?

Phú Lâu Na thưa :

-Nó sẵn có tánh sáng suốt chiếu soi (phân biệt) nên mới gọi là tâm. Nếu không có tánh sáng suốt chiếu soi (phân biệt) thì không gọi là tâm, vì nó không phân biệt được cái gì cả.

Phật dạy :

-Như lời ông nói “nếu nó không sáng suốt chiếu soi (phân biệt thì không phải là tâm, vì nó không phân biệt được cái gì cả”. Vậy ông có hiểu chăng : nếu có chiếu soi phân biệt, thì không phải là chân (vì có năng phân biệt thì phải có bị phân biệt), còn không có chiếu soi phân biệt, thì chẳng phải là tâm. Nếu tâm mà không sáng suốt thì không phải là chân tâm thanh tịnh rồi.

Ông nên hiểu : Chân tâm vẫn sáng suốt, vì ông vọng chấp cái “sáng suốt phân biệt” làm tâm, nên thành ra có năng phân biệt (tâm) và bị phân biệt (cảnh).

Chân tâm của ông không phải cái “bị phân biệt”, nhưng vì ông khởi ra cái “năng phân biệt”, nên nó (chân tâm) trở thành cái “bị phân biệt” (cảnh). Đã

Một phần của tài liệu Dai Cuong Kinh Lang Nghiem - HT Thien Hoa Giang (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)