Do thanh trần chứn gA La Hán:

Một phần của tài liệu Dai Cuong Kinh Lang Nghiem - HT Thien Hoa Giang (Trang 89 - 91)

III. 25 vị thánh đều thuật lại pháp tu hành của mình được chứng đạo quả.

1. Do thanh trần chứn gA La Hán:

Ông Kiều Trần Na trong hàng năm tỳ kheo liền từ chỗ ngồi đứng dậy bạch Phật rằng :

-Con ở nơi Lộc Uyển và Kê Viên, gặp đức Như Lai khi mới thành đạo; nhân nghe âm thanh thuyết pháp của Phật mà tỏ ngộ lý Tứ đế. Phật hỏi các Tỳ kheo, thì con trước hết được gọi là “hiểu”; Như Lai ấn chứng cho con tên A Nhã Đa. Con do nơi âm thanh vi diệu viên mãn mà thành bực A La Hán.

Nay Phật hỏi phép viên thông, thì như chỗ sở chứng của con, âm thanh là hơn cả.

Chú Giải.

Viên dung thông nhập Như Lai tạng diệu chân như tánh của các pháp nên gọi là viên thông. Vì vậy nên viên thông là bất cứ do một pháp nào trong các pháp viên thông chứng chân như của tất cả Pháp.

Trong các đoạn trước Phật chỉ rõ cho chúng ta thấy sanh tử luân hồi do nơi sáu căn, mà được an vui diệu thường cũng do nơi sáu căn; sáu căn là vọng mà cũng không thể ngoài sáu căn tìm có cái chân. Vì rằng trong khi chúng ta đang mê, đem sáu căn này mà thấy, nghe, cảm xúc, đến khi chúng ta giác ngộ cũng chỉ đem sáu căn tiếp xúc với các tướng. Vậy mà khi mê thì gọi các căn là ràng buộc (kiết) đến khi ngộ thì gọi là viên thoát. Vì sao ? Bởi vì khi mê, cái gút mê chưa mở trừ vậy.

Vì sao mà thành ra cột gút, và làm sao để mở gút, thì trước Phật đã dùng phương tiện cột khăn mở khăn để chỉ dạy rõ ràng. Đồng một tánh Như Lai tạng mà vì nguyên do mê lầm hiện ra sáu căn ràng buộc; nếu nói rằng vọng, thì căn nào cũng vọng, mà nói rằng bỏ vọng về chân, thì căn nào cũng chân, chân đến nơi một căn, tức tất cả các căn, các căn tức một căn, không còn bị nó buộc trong phạm vi mắt chỉ thấy sắc, tai chỉ nghe tiếng, mũi chỉ ngửi hương v . v . mà trái lại sáu căn đắp đổi thọ dụng viên dung, bởi đã thiệt chân thì không còn bỉ thử ngăn ngại. Vậy nên tu nhãn căn, không phải là liệt, tu nhĩ căn không phải là thắng v . v . cho đến bất luận tu một căn nào hay một món đại nào cũng như nhau cả, không gì hơn hay gì kém, miễn làm sao thấy rõ thật tánh của một pháp mà được viên ngộ viên thoát. Ông A Nan tuy đã thâm ngộ cái ý nghĩa viên ngộ viên tu ấy, nhưng hiện tiền chưa rõ sáu căn món nào thù thắng, có thể hợp với căn tánh của mình và chúng sanh ở Ta Bà này hơn cả, nên cầu Phật chỉ bày. Phật liền gạn hỏi trong đại chúng, các vị Đại Bồ tát, lậu tận A La Hán, đã chứng quả vô học, để xem mỗi người, khi ban sơ phát tâm, đã tu theo phương tiện gì mà đặng ngộ đạo. Một điều mà chúng ta nên chú ý là Phật gạn hỏi chỗ ngộ đạo của các bậc Thánh hiền tăng, đây không phải để so sánh chỗ hơn kém, mà cốt để chứng minh lời Phật đã dạy trước, để chỉ rõ lối tu viên đốn của Đại thừa khác lối tu tiệm thứ của Nhị thừa và để cho ngài A Nan tự lựa lấy cái căn viên thông thích hợp mà tu hành; nếu có tu hành thì pháp môn nào cũng thành giải thoát cả. Không chỉ riêng ông A Nan, nếu chúng ta, sau khi nghe hiểu lựa lấy một pháp để suy nghiệm tu hành, thì chắc mau đặng ngộ nhập viên thông tam muội.

Ông Kiều Trần Như cùng 4 ông Tỳ kheo (5 ông này lúc trước theo tu khổ hạnh với Phật và được Phật hóa độ trước tiên khi Ngài mới thành đạo) nhân âm thanh của Phật thuyết pháp ngộ lý Tứ đế, chứng viên thông; nên đối với pháp thích hợp làm cho ông chứng ngộ, thì thanh trần hơn cả. Thứ nhất nhờ âm thanh của Phật giảng về Từ đế mà ngộ được lý Tứ đế (khổ, tập, diệt, đạo). Thứ hai ông quán sát rõ thấu thật tướng của âm thanh, mà ngộ đạo. Thật tướng của âm thanh là vô tướng, không đọa về nhân duyên, tự nhiên, hòa hợp, phi hòa hợp như trước Phật đã chỉ dạy; nó thường vắng lặng, cùng khắp 10 phương, theo nghiệp cảm, theo tâm lượng của chúng sanh mà phát hiện, nên tuy khi chúng ta không đem tâm phân biệt, mà khi ấy tiếng cũng chẳng phải không, chẳng phải các chúng sanh khác cũng tuyệt không nghe thấy như ta. Xưa nay chúng ta chỉ phân biệt theo giả ảnh của thanh trần sanh diệt đối đãi với ta, nên bị thống khổ theo khi có tiếng, hay khi không có tiếng, chứ chưa hề lắng lòng định trí rời vọng trần để quán thật tánh của những tiếng động tịnh là từ đâu, nên cũng chưa hề liễu nhập tánh âm thanh vốn là tánh diệu chân như của Như Lai tạng. Thật tướng của âm thanh đã như vậy, thì thật tướng trí do âm thanh thuyết minh cũng vậy.

Một phần của tài liệu Dai Cuong Kinh Lang Nghiem - HT Thien Hoa Giang (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)