Xu hướng Bảo hộ mậu dịch

Một phần của tài liệu 085 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 28)

Chủ nghĩa bảo hộ có nghĩa là cố gắng thực hiện các hạn chế như thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu để thúc đẩy ngành công nghiệp nước này và ngăn chặn sự cạnh tranh gay gắt của nước ngoài (Amadeo, 2018).

Bảo hộ mậu dịch là chính sách quản lý thương mại, trong đó Chính phủ áp dụng hàng rào thuế quan có mức bảo hộ cao cùng với nhiều hàng rào phi thuế quan, nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v... hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó nhằm mục đích ngăn chặn bớt sự xâm nhập của hàng ngoại, để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó.

Bảo hộ mậu dịch giống như con dao hai lưỡi, nó bảo vệ nền kinh tế trong nước, song đồng thời cũng đẩy những nỗ lực đấu tranh cho tự do thương mại vào ngõ cụt và làm ảnh hưởng xấu đến quyền lợi kinh tế của người tiêu dùng.

Những tác động tích cực của chính sách bảo hộ mậu dịch là bảo hộ mậu dịch làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, qua đó bảo vệ cho sản xuất hàng hóa trong

nước, đặc biệt là ngành công nghiệp non trẻ với năng lực cạnh tranh còn kém, nâng cao sức cạnh tranh. Bảo hộ mậu dịch giúp làm tăng ngân sách Nhà nước - nguồn thu từ việc đánh thuế các hàng hóa nhập khẩu. Khi một quốc gia sử dụng thuế quan làm hàng rào bảo hộ mậu dịch nó cũng tác động đến chiều hướng sản xuất và tiêu dùng của người tiêu dùng trong nước, hướng nhà sản xuất và người tiêu dùng đến nguyên liệu và hàng hóa nội địa. Bảo hộ mậu dịch làm giảm thất nghiệp chung và tăng thu nhập. Khi được bảo hộ mậu dịch, hàng hóa trong nước có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng hóa nhập khẩu, người tiêu dùng trong nước chi tiêu ít cho hàng hóa nhập khẩu hơn. Thay vào đó, họ chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa sản xuất trong nước làm cho cầu hàng hóa của ngành được bảo hộ tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp và thu nhập của người lao động tăng lên. Bảo hộ mậu dịch bằng công cụ thuế quan góp phần chống lại việc bán phá giá và trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu, qua đó tạo môi trường thương mại quốc tế lạnh mạnh, bình đẳng hơn.

Mặc dù chính sách bảo hộ mậu dịch có những tác động tích cực nhất định đối với nền kinh tế, nhưng khi tính toán trên góc độ kinh tế thì những lợi ích mà chính sách bảo hộ mậu dịch mang lại được ít hơn thiệt hại mà nó gây ra cho xã hội. Những thiệt hại đó bao gồm: Dân chúng phải hạn chế tiêu dùng vì phải trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng thấp hơn. Các doanh nghiệp được bảo hộ kỹ sẽ không cố gắng nâng cao khả năng cạnh tranh, ngày càng phải dựa vào những cái ô bảo hộ của Chính phủ để tồn tại, có thể dẫn đến làm giảm hiệu quả và tăng chi phí với chính những doanh nghiệp đó.

Nếu nguồn lợi nhuận trong các ngành công nghiệp được Chính phủ ưu đãi làm giá trong nước cao hơn chứ không phải là nhờ năng suất cao hơn, thì khoản lợi nhuận này chính là thu nhập bị mất đi của một số người. Do đó, khoản lợi nhuận này không làm tăng thu nhập quốc dân. Các công cụ bảo hộ mậu dịch của Chính phủ chính là các rào cản thương

mại làm cho hàng hóa giữa các quốc gia không được lưu thông. Hàng hóa ở những nơi có lợi thế sản xuất hơn sẽ khó đến được những nơi không có lợi thế sản xuất vì rào cản thương mại. Những nơi được bảo hộ sẽ phải san xẻ nguồn lực để sản xuất những mặt hàng không có lợi thế làm cho quy mô sản xuất manh mún, hiệu quả sản xuất thấp. Điều này có thể dẫn đến việc cạnh tranh tiêu cực, thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh thương mại giữa các quốc gia.

Một phần của tài liệu 085 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w