Quan hệ kinh tế Hoa Kỳ Trung Quốc trước năm 2018

Một phần của tài liệu 085 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37)

Thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc phát triển nhanh chóng kể từ khi hai quốc gia thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào tháng 01 năm 1979, ký kết Hiệp định Thương mại song phương năm 1979 và đưa ra quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN), bắt đầu từ năm 1980. Trong năm đó, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Mỹ - Trung đạt khoảng 4 tỷ USD và tăng lên mức 636 tỷ USD vào năm 2017, đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ.

Theo Bloomberg, tính đến thời điểm năm 2017, Hoa Kỳ và Trung Quốc đang là những đối tác thương mại lớn nhất của nhau. Năm 2017, với giá trị xuất khẩu đạt hơn 130 tỷ USD, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Mỹ (sau Mexico và Canada). Chỉ tính riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, Trung Quốc là đối tác nhập khẩu nông sản lớn thứ hai của Mỹ trong năm 2017, với giá trị nhập khẩu đạt 19,6 tỷ USD, phần lớn là đậu tương. Trong khi đó, Mỹ cũng là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc với giá trị ghi nhận năm 2017 là 505 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kì năm 2016. Thị phần hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ liên tục gia tăng qua các năm, duy trì là đối tác xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ kể từ năm 2007 đến nay. Cùng với đó là sự gia tăng thâm hụt thương mại đối với Mỹ, mức thâm hụt gia tăng không ngừng qua các năm và đạt đỉnh vào năm 2017 với mức thâm hụt 357,58 tỉ USD, theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ.

Biểu đồ 2.3 - Giá trị xuất nhập khẩu và Thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc từ năm 2001 — 2017

(đơn vị: triệu USD)

Nguồn: Bloomberg, 2017

Tuy nhiên, dù thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ ngày càng tăng nhưng cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Trung Quốc không mang tính đối kháng mà bổ trợ lẫn nhau. Các mặt hàng Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hàng tiêu dùng, thâm dụng lao động cao như dệt may, da giày, hàng điện tử, điện thoại.... trong đó Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng nông sản như các loại hạt đậu tương, cao lương và các mặt hàng công nghệ cao như máy bay dân dụng, ô tô, máy móc công nghiệp, chất bán dẫn và dầu thô,...

2.1.3.2. Quan hệ đầu tư

Ve hoạt động đầu tư trực tiếp FDI, cả hai quốc gia đều có xu hướng gia tăng đầu tư lẫn nhau trong 10 năm trở lại đây. Theo trang US - China FDI thống kê, kể từ năm 1990 - 2017, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào tất cả các ngành của Mỹ là 145,14 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các hoạt động mua lại chiếm 134,1 tỷ USD, liên doanh Greenfield là 11,04 tỷ USD. Trong khi đó tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Trung Quốc là 269,43 tỷ USD, tập trung chủ yếu là hoạt động Greenfield chiếm 190,14 tỷ USD, mua lại là 79,29 tỷ USD.

Trung Quốc đầu tư vào Mỹ dưới 3 dạng chính: mua trái phiếu chính phủ của Mỹ, đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài FDI) và các khoản đầu tư phi trái phiếu.

Mặc dù Trung Quốc là nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ Mỹ nhiều hơn lượng vốn Trung Quốc đầu tư vào Hoa Kỳ, nhưng trong 3 năm gần đây, 2015 - 2017, lượng vốn FDI tăng trưởng vượt bậc nhờ các thương vụ mua bán và sáp nhập lớn với các công ty Mỹ. Theo thống kê của trang US - China FDI, năm 2016, dòng vốn FDI của Trung Quốc đổ vào Hoa Kỳ dưới hình thức đầu tư trực tiếp là 10,3 tỷ USD và vốn FDI dưới dạng vốn góp mua cổ phần lũy kế đạt 27,5 tỷ USD. Dòng vốn FDI của Mỹ đầu tư vào Trung Quốc dưới hai hình thức trên lần lượt là 9,5 tỷ USD trong khi đó dạng góp vốn mua cổ phần lũy kế đạt 92,5 tỷ USD.

Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với việc nắm giữ khối lượng lớn trái phiếu Chính phủ Mỹ, khoảng 1.185 tỷ USD (tương đương ~6% tổng nợ công của Mỹ). Trong trường hợp Trung Quốc bán ra khối lượng trái phiếu này thì đây sẽ là một vũ khí vô cùng lợi hại tác động đến Hoa Kỳ. Tuy nhiên việc bán ra số lượng lớn cùng lúc sẽ làm giảm giá trị số trái phiếu còn lại nhưng Trung Quốc hoàn toàn có thể xem xét giảm lượng mua trái phiếu chính phủ của Mỹ trong thời gian tới, và việc giảm mua trái phiếu này có thể làm nền kinh tế Mỹ chao đảo, do lãi suất tăng mạnh, tác động mạnh đến doanh nghiệp và người tiêu dùng. Năm 2018, dự kiến Chính phủ Mỹ cần phát hành thêm 1.000 tỷ USD trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách nên chắc chắn vẫn cần đến nhà đầu tư lớn nhất là Trung Quốc. Điều đó cho thấy mối quan hệ kinh tế phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế Mỹ và Trung có tác động quan trọng như thế nào đến sự phát triển của hai quốc gia.

2.2. TỔNG QUAN QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG KỂ TỪNĂM 2018 ĐẾN NAy NĂM 2018 ĐẾN NAy

2.2.1. Quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Trung Quốc kể từ năm 2018 đến nay

2.2.1.1. Quan hệ thương mại

Ngày 08 tháng 03 năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp dụng thuế quan bổ sung đối với xuất khẩu thép và nhôm của Trung Quốc sang Mỹ. Vào ngày 22 tháng 3 năm 2018, Tổng thống Trump đã công bố kế hoạch ban hành các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc đối với các chính sách Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) của nước này ảnh hưởng tiêu cực đến các bên liên quan của Hoa Kỳ. Các biện pháp trừng phạt này bao gồm tăng thuế lên 25% đối với các sản phẩm Trung Quốc được lựa chọn có giá trị từ 50 tỷ đến 60 tỷ USD. Vào ngày 03 tháng 04, chính quyền Hoa Kỳ đã công bố danh sách 1333 sản phẩm trị giá 50 tỷ đô la thương mại mà dự định áp dụng mức thuế 25%.

Những hàng hóa Trung Quốc này thuộc các lĩnh vực chiến lược như công nghệ thông tin, robot, đường sắt và vận chuyển tiên tiến, phương tiện năng lượng mới và y học công nghệ cao và chăm sóc sức khỏe.

Vì lí do đó, có một hành động ăn miếng trả miếng đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ. Chính quyền Trump có kế hoạch đánh thuế 50 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc đã gặp phải mối đe dọa từ phía Trung Quốc để khiến các sản phẩm của Mỹ trị giá 50 tỷ USD giống nhau. Trung Quốc đe dọa sẽ trả đũa bằng thuế quan đối với ô tô, hóa chất và các sản phẩm khác của Mỹ. 106 hàng hóa, được sản xuất ở nhiều nơi trong nước đã hỗ trợ Tổng thống Trump, đã được chọn để đưa ra một cảnh báo rằng doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ sẽ phải chịu đựng trong một bế tắc kéo dài. Cho đến nay, chính phủ Trung Quốc đã có phản ứng với các hành động thuế quan mới của chính quyền Trump với những lời hứa về các phản ứng tỷ lệ đối với các hành động của chính phủ Mỹ. Vào ngày 01 tháng Tư, Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã trả đũa hành động của Hoa Kỳ bằng cách tăng thuế đối với các sản phẩm khác nhau của Mỹ như thịt lợn.

2.2.1.2. Quan hệ đầu tư

Theo dữ liệu mới, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Mỹ đã giảm mạnh trong năm thứ hai liên tiếp. Theo nhà nghiên cứu độc lập của Tập đoàn Rhodium năm 2018, vốn FDI của Trung Quốc tại Hoa Kỳ đã giảm xuống chỉ còn 4,8 tỷ USD - một sự sụt giảm lớn từ 29 tỷ USD năm 2017 và 46 tỷ đô la trong năm 2016. Con số năm 2018 đánh dấu mức giảm 90% so với năm 2016 và thể hiện mức đầu tư trực tiếp thấp nhất của Trung Quốc kể từ năm 2011, theo dữ liệu của nhóm. Sự suy giảm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và khi Bắc Kinh gây thêm áp lực cho các công ty Trung Quốc để giảm tỷ lệ nắm giữ toàn cầu và giảm mức nợ. Theo dữ liệu, một tài sản trị giá 13 tỷ USD Mỹ đã được bán bởi các nhà đầu tư Trung Quốc, phần lớn được mua trong đợt bùng nổ đầu tư 2015-2016. Trong những tháng gần đây, các công ty tư nhân lớn nhất của Trung Quốc đã đưa tài sản lên để bán: Anbang đã đưa ra một số khách sạn sang trọng ở Mỹ để bán, Tập đoàn HNA đã niêm yết tài sản trị giá hàng tỷ USD để bán, Fosun International đang tìm cách bán cổ phần trong tài sản ở New York. Tuy nhiên, theo Rhodium Group, khi đầu tư trực tiếp giảm mạnh, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm từ các nguồn của Trung Quốc vào Hoa Kỳ đã đạt mức cao kỷ lục mới là 3,1 tỷ USD. Trong khi đó, các nhà đầu tư Trung Quốc tiếp tục là khách hàng nước

ngoài hàng đầu về cả đơn vị và khối lượng đô la của nhà ở dân cư Hoa Kỳ, trong sáu năm qua, theo Hiệp hội Bất động sản Quốc gia.

2.2.2. Nguyên nhân, diễn biến và tác động của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ -Trung Quốc Trung Quốc

2.2.2.1. Nguyên nhân của cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc

Thứ nhất, theo cuốn sách “Nước Mỹ nhìn từ bên trong” (tên gốc: “Crippled America: How to Make America Great Again”), Donald Trump thể hiện rõ mong muốn theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch với mục tiêu khiến cho nước Mỹ lấy lại được vị thế đứng đầu bằng cách áp thuế mạnh với các sản phẩm nhập khẩu. Việc áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nghĩa là Hoa Kỳ muốn thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước bằng cách hạn chế nhập khẩu các mặt hàng này. Nếu nhập khẩu những hàng hóa này bị hạn chế, tiêu thụ hàng hóa nội địa có thể tăng lên cùng với việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, điều này dẫn đến tạo ra nhiều việc làm và tăng thuế thu nhập cho quốc gia. Về lý thuyết, việc áp đặt một giới hạn tài chính bổ sung đối với hàng hóa nước ngoài đồng nghĩa là các công ty Mỹ sẽ mua nguyên liệu trong nước thay thế. Sau đó, chi phí nguyên liệu có thể tăng tại thị trường Mỹ vì sẽ có ít đơn hàng nhập khẩu từ các nước khác. Nhu cầu lớn hơn đối với hàng hóa sẽ đẩy giá lên cao, điều này sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà sản xuất trong nước.

Thứ hai, thâm hụt thương mại lớn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đây là một trong những lý do chính cho sự căng thẳng leo thang của cuộc chiến thương mại này. Thâm hụt thương mại có nghĩa là sự mất cân bằng trong cán cân thương mại xuất hiện khi giá trị nhập khẩu hàng hóa lớn hơn giá trị xuất khẩu giữa hai quốc gia (Segal, 2018). Theo Bloomberg, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ và Trung Quốc liên tục gia tăng kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới năm 2001. Chỉ tính riêng năm 2017, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lên đến 375 tỷ USD, điều đó có nghĩa là lượng hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc vượt quá xuất khẩu sang Trung Quốc 375 tỷ USD. Một trong những lý do cho điều này là động thái phá giá tiền tệ của Trung Quốc, làm cho xuất khẩu hàng hóa trở nên rẻ và cạnh tranh hơn. Để có thể giảm thâm hụt, tổng thống Trump có kế hoạch kiểm soát hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác bằng cách áp dụng thêm thuế quan để thúc đẩy các ngành công nghiệp nội địa trong hoạt động xuất khẩu. Mục đích cốt lõi ở đây là giảm sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa sẽ dẫn đến tăng trưởng việc làm và tăng doanh thu tại Hoa Kỳ.

Thứ ba, Trung Quốc đang vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ. Một nghiên cứu vào tháng 05 năm 2013 của Ủy ban trộm cắp tài sản trí tuệ Mỹ ước tính rằng Trung Quốc chiếm tới 80% (tương đương 240 tỷ USD) thiệt hại kinh tế hàng năm của Hoa Kỳ từ hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ toàn cầu. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ báo cáo rằng hàng hóa từ Trung Quốc và Hồng Kông chiếm 78% hàng giả mà đã bị tịch thu trong năm 2017. Trong nhiều năm, Mỹ tuyên bố rằng nhiều bí mật thương mại của riêng mình cũng như các công nghệ độc đáo đã bị Trung Quốc đánh cắp. Mỹ ước tính rằng mỗi năm các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại hàng tỷ USD do Trung Quốc ăn cắp bí mặt thương mại tràn lan. Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ cũng cáo buộc Bắc Kinh thường xuyên can thiệp vào các thị trường trọng yếu của Trung Quốc bằng các thỏa thuận ngầm buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ và những quyền sở hữu trí tuệ khác cho đối tác Trung Quốc. Hoa Kỳ còn cáo buộc Trung Quốc tìm mọi cách lấy cắp công nghệ của Mỹ thông qua các phương thức như nhập khẩu công nghệ hay ăn cắp công nghệ. Theo Báo cáo của Ủy ban Sở hữu trí tuệ, ước tính rằng các chi phí do đánh cắp bí mật thương mại và quyền sở hữu trí tuệ có thể lên tới 600 tỷ USD mỗi năm (Báo cáo của Ủy ban Sở hữu trí tuệ về Trộm cắp tài sản trí tuệ Mỹ: Đánh giá lại về những thách thức và chính sách của Hoa Kỳ, 2017).

Thứ tư, trong một thập kỷ, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành và hỗ trợ các cuộc xâm nhập mạng vào các mạng thương mại Hoa Kỳ nhắm vào thông tin kinh doanh bí mật do các công ty Hoa Kỳ nắm giữ. Trung Quốc là một thủ phạm hoạt động mạnh mẽ và bền bỉ nhất của gián điệp kinh tế và là người thu thập mạnh mẽ các thông tin và công nghệ kinh doanh nhạy cảm của Hoa Kỳ. Thông qua các cuộc xâm nhập mạng này, Bắc Kinh đã có được quyền truy cập trái phép vào một loạt các thông tin kinh doanh có giá trị thương mại, bao gồm bí mật thương mại, dữ liệu kỹ thuật, vị trí đàm phán và giao tiếp nội bộ nhạy cảm và độc quyền. Vào tháng 12 năm 2018, Trợ lý của Tổng chưởng lý Bộ An Ninh Hoa Kỳ John C. Demers tuyên bố tại phiên điều trần của Thượng viện rằng từ năm 2011 đến 2018, Trung Quốc đã dính lứu đến với hơn 90% các vụ án của Bộ Tư pháp liên quan đến gián điệp kinh tế và 2/3 vụ án bí mật thương mại.

Thứ năm, nguyên nhân thực chất của cuộc chiến tranh này là vì lợi ích quốc gia của Mỹ trên các phương diện thương mại, đầu tư, nhượng quyền và tài sản trí tuệ, tổng thống Donald Trump đặt vấn đề lợi ích quốc gia lên hàng đầu, tăng trưởng, việc làm cho nước Mỹ đối trọng với một Trung Quốc theo đuổi mạnh mẽ chính sách “Vành đai, con

đường”, “Made in China 2025”,... Thêm nữa, trong những năm gần đây, Mỹ có dấu hiệu suy giảm và đang dần đánh mất vị trí số một thế giới, trong khi đó, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược toàn cầu của mình và nổi lên như một siêu cường thách thức vị trí bá chủ của Hoa Kỳ và bộc lộ rõ tham vọng thông lĩnh bản đồ địa chính trị thế giới cũng như tham vọng trở thành cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới. Với mục tiêu không phụ thuộc vào nhập khẩu các công nghệ từ đối thủ cạnh tranh chính, Trung Quốc hiện đang đổ hàng tỷ USD vào chương trình "Made in China 2025" để tạo động lực phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu. Sáng kiến “Made in China 2025” có các nguyên tắc, mục tiêu, công cụ và trọng tâm ngành rõ ràng. Nguyên tắc của sáng kiến là: đổi mới thúc đẩy sản xuất; nhấn mạnh chất lượng hơn số lượng; đạt được sự phát triển xanh; tối

Một phần của tài liệu 085 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w