Diễn biến của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ Trung Quốc

Một phần của tài liệu 085 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 45 - 47)

Ngày 22 tháng 03 năm 2018, Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chính thức nổ ra khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp dụng mức thuế 50 tỷ USD cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, để ngăn chặn hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc là cuộc cạnh tranh tổng lực giữa 2 siêu cường, nên mỗi bên sẽ áp dụng không chỉ các biện pháp thương mại, mà cả những biện pháp phi thương mại để tấn công nhau.

Tính đến thời điểm ngày 13 tháng 05 năm 2019, theo China Briefing, tổng thuế quan của Mỹ áp dụng riêng cho hàng hóa Trung Quốc là 250 tỷ USD và tổng thuế quan của Trung Quốc áp dụng riêng cho hàng hóa Mỹ là 110 tỷ USD. Dưới đây là một số diễn biến chính mới nhất của cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc.

Ngày 10 tháng 05 năm 2019 - Hoa Kỳ tăng thuế từ 10% đến 25% đối với hàng hóa Trung Quốc có trị giá 200 tỷ USD (Danh sách 3), do Mỹ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận sau khi kết thúc ngày đầu tiên của vòng đàm phán thương mại cấp cao thứ 11. Việc tăng thuế sẽ có hiệu lực từ ngày 10 tháng 05 năm 2019 lúc 12:01 sáng (EST), với hàng hóa rời từ Trung Quốc sang Mỹ trước nửa đêm vẫn bị đánh thuế ở mức 10% trước đó.

Ngày 13 tháng 05 năm 2019 - Trung Quốc tuyên bố tăng thuế đối với hàng hóa trị giá 60 tỷ USD của Mỹ kể từ ngày 01 tháng 06 năm 2019, để đáp ứng với việc tăng thuế do Mỹ áp đặt vào ngày 10 tháng 05. Các sản phẩm bị ảnh hưởng bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, rau, nước trái cây, dầu ăn, trà, cà phê, tủ lạnh và đồ nội thất, trong số nhiều thứ khác. Những thay đổi cụ thể như sau:

Các sản phẩmtrong danh sách 1 sẽ phải chịu mức thuế 25%, tăng từ 10%;

Các sản phẩmtrong danh sách 2sẽ phải chịu mức thuế 20%, tăng từ 10%;

Các sản phẩmtrong danh sách 3 sẽ phải chịu mức thuế 10%, tăng từ năm%; và

Các sản phẩmtrong danh sách 4sẽ vẫn phải chịu mức thuế 5%.

Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ USTR cũng tuyên bố sẽ tổ chức một phiên điều trần công khai vào ngày 17 tháng 06 năm 2019 về khả năng áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD, bao gồm cả điện thoại di động và máy tính xách tay.

Ngày 15 tháng 05 năm 2019 - Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông mà Bộ Thương mại coi là rủi ro với an ninh quốc gia, trong đó có Huawei. Vài ngày sau đó vào nggày 20 tháng 05, Google đã tạm dừng việc kinh doanh với Huawei. Đây được xem là đòn giáng mạnh vào hãng công nghệ Trung Quốc trong bối cảnh Bộ thương mại Mỹ đã đưa Huawei vào “danh sách đen” trên toàn cầu. Lệnh cấm khẳng định tập đoạn công nghệ Huawei "liên quan đến các hoạt động đi ngược lại lợi ích an ninh quốc gia hoặc các chính sách đối ngoại của Mỹ", đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển mạng 5G của Mỹ. Ngoài Google, Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom cũng sẽ tuân theo lệnh của chính phủ Mỹ và ngừng cung cấp linh kiện, công nghệ cho Huawei.

Kết quả là sau rất nhiều lần đàm phán, Hoa Kỳ và Trung không thể đạt được thỏa thuận chung, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang với những hành động

Có thể thấy, do thậm hụt thương mại với Trung Quốc liên tục gia tăng, biện pháp thương mại chủ yếu được Mỹ áp dụng là đánh thuế lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh phương thức áp thuế chính, Mỹ cũng sử dụng các biện pháp phi thương mại nhằm gây áp lực với Trung Quốc. Trong số đó đáng chú ý là biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào một số ngành công nghiệp quan trọng của Mỹ. Mỹ đã thông qua Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS - cơ quan thuộc Bộ Tài chính Mỹ), lên kế hoạch ngăn chặn việc các công ty nước ngoài mua bán và sáp nhập các công ty Mỹ. Mỹ đang lên kế hoạch và soạn thảo các quy định siết chặt kiểm soát xuất khẩu, nhằm ngăn chặn các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ tới Trung Quốc.

Trong khi đó, bên phía Trung Quốc cũng đáp trả bằng việc áp thuế với các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, phần lớn là nông sản. Tuy nhiên, việc áp thuế nhập khẩu cao lên các mặt hàng thiết yếu cũng sẽ khiến giá thực phẩm tăng khiến người dân nước này chịu thiệt hại. Năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ ít hơn nhiều so với 506 tỷ USD hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc. Vì thế, công cụ thuế quan được áp dụng sẽ có tác dụng hạn chế hơn việc áp thuế của Mỹ. Bên cạnh biện pháp thương mại, Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp phi thương mại để đáp trả Mỹ như sử dụng chính sách tỷ giá, trái phiếu kho bạc Mỹ, kiện Mỹ lên WTO và một số biện pháp hành chính khác. Về tỷ giá, Mỹ cho rằng Trung Quốc thao túng tiền tệ để tạo lợi thế cạnh tranh thương mại, khiến cho giá hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn tương đối so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, Trung Quốc có thể sử dụng nhiều biện pháp hành chính khác nhau để gây khó dễ cho các công ty Mỹ tại Trung Quốc như gây khó khăn trong quá trình cấp giấy phép; áp dụng các quy định mang tính phân biệt đối xử; trì hoãn thủ tục hải quan; sử dụng truyền thông tẩy chay hàng hóa nước ngoài. Trong cuộc chiến thương mại này, hai bên đều có những công cụ cũng như lợi thế riêng của mình đê có thể gây áp lực lên đối phương.

Một phần của tài liệu 085 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w