CHIẾN LƯỢC NGẮN HẠN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 085 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 68 - 82)

Trở thành điểm đến sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp Mỹ và các quốc gia khác

Trong trường hợp cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang ở quy mô rộng, cơ hội mở rộng thị trường sẽ đến với nhiều quốc gia khác với vai trò cung cấp hàng hóa thay thế cho hai thị trường này. Theo Forbes đánh giá, Việt Nam sẽ là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung. Việt Nam sẽ có những cơ hội nhất định trở thành điểm đến tiếp theo của các doanh nghiệp Mỹ trong trường hợp gặp khó

khăn khi kinh doanh ở Trung Quốc. Các doanh nghiệp Mỹ sẽ chuyển các nhà máy sản xuất đến Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt, cập nhật tình hình cuộc chiến thương mại, cùng với đó đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu thay đổi và đón đầu xu hướng dịch chuyển nhà máy sản xuất của Hoa Kỳ, củng cố khả năng sản xuất hiện có. Để đáp ứng được sự chuyển dịch đó, các doanh nghiệp Việt cần thiết phải xây dựng một mô hình kinh doanh có thể thường xuyên thay đổi, một mô hình linh động, ứng phó với sự thay đổi, dự phòng mọi rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Thay thế hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ

Việc áp thuế cao sẽ khiến nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ giảm và đó là cơ hội để hàng hóa Việt Nam thay thế xuất khẩu vào Mỹ. Nhân cơ hội này, các doanh nghiệp Việt cần nhanh chóng mở rộng thị phần tại Mỹ với ngành hàng may mặc, da giày, đồ gỗ nội thất, lắp rắp linh kiện điện tử, chất bán dẫn, đồ dùng thể thao và sản xuất đồ chơi trẻ em._ Đây là những ngành mà Việt Nam có thế mạnh và kinh nghiệm sản xuất xuất khẩu. Để có những phản ứng kịp thời, các doanh nghiệp cần theo dõi và cập nhật liên tục tình hình biến động thế giới, diễn biến cuộc chiến thương mại, cập nhật danh mục hàng hóa bị đánh thuế của Mỹ và Trung Quốc, cũng như biến động tỷ giá đồng USD và Nhân dân tệ để đưa ra những chiến lược kịp thời. Ngoài ra, doanh nghiệp cần khẩn trương tìm hiểu thị trường Mỹ, tìm hiểu những mặt hàng trong danh mục bị áp thuế của Trung Quốc để tìm phương án đưa hàng hóa Việt Nam vào Mỹ, chủ động điều chỉnh sản xuất, tìm kiếm thị trường cũng như đối phó với các biện pháp phòng vệ trong và ngoài nước. Cùng với đó, trong trường hợp Trung Quốc bị hạn chế xuất khẩu vào Mỹ, nước này sẽ tìm kiếm các thị trường khác để xuất khẩu hàng hóa, vì thế doanh nghiệp cần biết danh mục hàng hóa của Trung Quốc có thể nhập khẩu vào Việt Nam để có cách thức đối phó và chiến lược phù hợp.

Tìm kiếm các thị trường mới

Để giảm thiểu rủi ro phát sinh từ tranh chấp thương mại, Việt Nam nên tập trung mở rộng ra nhiều thị trường hơn nữa. Doanh nghiệp nên chủ động đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trên cơ sở tận dụng tốt hơn các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và sẽ ký kết, đồng thời có thể sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại hợp pháp như kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp...

Những biện pháp phòng vệ thương mại cần thiết để bảo vệ thị trường nội địa trước những nguy cơ hàng Trung Quốc tràn vào nội địa Việt Nam để tiệu thụ mà thậm chí có thể nấp dưới xuất xứ khác, chẳng hạn như “Made in Việt Nam”. Do đó, doanh nghiệp chỉ nên tiếp nhận đầu tư sản xuất, hợp tác ngay từ khâu đầu tiên. Các doanh nghiệp cần trung thực về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, không tiếp tay cho hàng hóa Trung Quốc “đội lốt” hàng hóa Việt Nam. Không nên vì cái lợi trước mắt mà đánh mất uy tín trên thương trường quốc tế.

Đề phòng rủi ro tỉ giá, lãi suất

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, tỷ giá USD/VND trong nước có những biến động tương đối mạnh. Để chủ động trong hoạt động kinh doanh, quản trị dòng tiền và kiểm soát rủi ro hiệu quả, các doanh nghiệp cần chủ động trong công tác phòng vệ rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, thông qua việc nâng cao nhận thức về rủi ro thị trường và các công cụ phòng vệ rủi ro. Các doanh nghiệp có thể sử dụng sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá như chủ động thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá (hedging) thông qua việc đẩy mạnh mua ngoại tệ kỳ hạn (forward) ở thời điểm hiện tại nhằm đáp ứng nhu cầu về nghĩa vụ thanh toán thực trong tương lai; ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua việc mua ngoại tệ theo hợp đồng tương lai (future contract), hay nói cách khác đây là một dạng bảo hiểm biến động tỷ giá. Với việc mua ngoại tệ trong tương lai, doanh nghiệp phải chịu giá cao hơn giá hiện tại, nhưng lại đảm bảo được sự ổn định của tỷ giá dựa trên kế hoạch tài chính của mình.

3.3. CHIẾN LƯỢC DÀI HẠN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Dịch chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia khá rộng vào chuỗi gia trị toàn cầu nhưng mới chỉ ở những khâu đơn giản như lắp ráp, đóng gói sản phẩm - đây là những mắt xích thấp của chuỗi giá trị và có giá trị gia tăng không cao. Theo thống kê, hiện nay Việt Nam mới chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thấp hơn ASEAN là 46%. Tỉ trọng này chưa tương xứng với tiềm năng mà Việt Nam còn có thể đạt được trong chuỗi cung ứng. Vì vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần đặt mục tiêu dịch chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi gia trị, nâng cao năng lực chuyên môn sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm cũng như tự nghiên

cứu, chế tạo tạo ra các sản phẩm độc quyền và riêng có để có thể tạo ra những mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn.

Đầu tư vào dây chuyền, công nghệ sản xuất

Trước hết, doanh nghiệp cần tập trung vào những mặt hàng là lợi thế của mình, cũng như những mặt hàng không nằm trong danh sách cấm vận của Mỹ và Trung Quốc. Cùng với đó nỗi lực cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc nghiên cứu công nghệ sản xuất tiên tiến, đầu tư vào dây chuyền, máy móc tiên tiến, đổi mới và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, từ đó nâng cao cạnh tranh trên thị trường thế giới, từ đó tích lũy kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quốc tế để ứng phó kịp thời với những diễn biến của chiến tranh thương mại, tránh các tình huống tiêu cực và tận dụng mọi cơ hội.

Cải thiện và nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội luôn là thách thức, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đa phần có quy mô vừa và nhỏ đến rất nhỏ, kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, khả năng cũng như kinh nghiệm với thị trường quốc tế chưa cao. Nhiều doanh nghiệp hiện vẫn đang mơ hồ và tìm kiếm giải pháp, phương hướng cụ thể để giảm thiểu tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại. doanh nghiệp nên thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh thông qua việc điều chỉnh kế hoạch trung và dài hạn, đồng thời xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu để giảm thiểu rủi ro, thiết kế kế hoạch phòng ngừa để giải quyết các vấn đề trong xuất khẩu và thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp và đối tác tư vấn khác.

Nâng cao trình độ, tay nghề của lao động Việt Nam

Theo Richard Fong, giám đốc điều hành của GRE Manufacture, Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng trong mảng sản xuất, nơi đã bổ sung hơn 1,5 triệu việc làm chỉ sau hai năm và có hơn 50% dân số Việt Nam dưới 35 tuổi. Nguồn lao động trẻ này là những người được hưởng lợi từ việc được đầu tư đáng kể vào các cơ hội giáo dục và đào tạo. Đây là nguồn lao động mà các doanh nghiệp cần tập trung tạo điều kiện với các cơ hội làm việc, được đào tạo nâng cao tay nghề để có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, cũng như cạnh tranh với thị trường lao động quốc tế, đặc biết là lao động Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung này.

Hướng tới “Make in Vietnam”

Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam lần đầu tiên được Bộ Thông tin truyền thông tổ chức về cụm từ “Make in Vietnam” chứ không phải “Made in Vietnam”. "Nội hàm của cụm từ này muốn thể hiện những sản phẩm công nghệ được sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam".

Nâng cao chất lượng hàng hóa Việt Nam

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu của Việt Nam, bản thân các doanh nghiệp cần tăng cường khả năng sản xuất để nâng cao chất lượng hàng háo của mình, da dạng hóa về hình thức, mẫu mã, nghiên cứu để giảm thiểu chi phí sản xuất, giá cả hàng hóa phù hợp để cạnh tranh với các quốc gia khác trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp cần định hướng rõ lộ trình phát triển của mình, nâng cao chiến lượng sản xuất xuất nhập khẩu theo hướng phát triển bền vững, tăng cường xuất khẩu hàng hóa cả về chiều sâu và chiều rộng.

Tăng cường hơn nữa cho xuất khẩu công nghệ cao Việt Nam

Hầu hết vốn FDI bổ sung sẽ chảy vào Việt Nam do chiến tranh thương mại Mỹ- Trung có lẽ sẽ tập trung vào sản xuất điện thoại di động, điện tử và các sản phẩm công nghệ cao khác vì sự gần gũi về mặt địa lý của chuỗi cung ứng việc sản xuất những sản phẩm đó. Hiện nay Việt Nam có rất nhiều tập đoàn công nghệ lớn với các sản phẩm công nghệ nổi bật, được công nhận trong các cuộc thi uy tín, nhận được sự đầu tư từ các Nhà đầu tư thiên thần với tiềm năng tăng trưởng rất lớn.

Một số chiến lược khác

Để duy trì sự ổn định, các doanh nghiệp nên tìm kiếm thông tin về các quy định từ các diễn đàn thương mại đa phương và FTA để đảm bảo họ hiểu các cam kết của Việt Nam cũng như các loại thuế ưu đãi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên thay đổi tư duy kinh doanh, coi áp lực cạnh tranh là động lực cho đổi mới và phát triển.

3.4. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ

Kinh tế Việt Nam đã có độ mở gần 200% nên chắc chắn sẽ chịu nhiều tác động từ cuộc chiến thương mại, do Mỹ và Trung đều là hai đối tác kinh tế lớn của Việt Nam. Vì vậy chính phủ cần thiết phải có những chính sách kịp thời và linh hoạt cho phù hợp với chính sách của cả Mỹ và Trung Quốc để ổn định kinh tế vĩ mô, tránh gây lạm phát.

Hướng tới nền kinh tế thị trường thực sự

Để tránh được rủi ro Hoa Kỳ áp thuể cao lên hàng hóa Việt nam do nghi ngờ hàng hòa Trung Quốc gán mác, Việt Nam phải hướng đến một nền kinh tế thị trường thực chất. Mỹ đã có những nghiên cứu cảnh báo rằng Việt Nam là một "Trung Quốc mới". Chính phủ Việt Nam cần nhận thức được những rủi ro liên quan đến việc được phân loại là nền kinh tế phi thị trường và chuẩn bị các giải pháp thích hợp để giải quyết những rủi ro này. Mặc dù các tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV) chỉ ra rằng Việt Nam luôn theo đuổi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã được 69 quốc gia công nhận là nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, Mỹ vẫn cho rằng Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường. Nếu Việt Nam không đẩy nhanh quá trình đàm phán để được chính phủ Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường, thì có khả năng Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Việt Nam đang đi đúng hướng để đáp ứng các tiêu chí kinh tế thị trường theo Điều 19 U.S.C. 1677 của Hoa Kỳ bằng cách xóa bỏ hoàn toàn các khoản trợ cấp cho điện, dầu khí và các dịch vụ y tế. Trong khi đó, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng phá giá tiền tệ là vũ khí hiệu quả nhất để tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Mặt tiêu cực của chính sách phá giá hoặc sự thiếu minh bạch của chế độ tỷ giá hối đoái có thể khiến Việt Nam bị xếp vào loại nền kinh tế phi thị trường và thậm chí là một nước thao túng tiền tệ của Mỹ. Vì vậy, chính sách tỷ giá cần phải linh hoạt và minh bạch hơn nữa thì Việt Nam mới có tránh bị liệt vào danh sách thao túng tiền tệ của Bộ Tài chính Mỹ.

Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư FDI

Việt Nam nên đẩy mạnh thu hút vốn FDI và chọn lọc các dự án công nghệ cao đang có trào lưu rời Trung Quốc; tranh thủ ủng hộ quốc tế và của Mỹ nhằm tiếp nhận công nghệ cao qua FDI. Làn sóng mới của FDI là cơ hội để Việt Nam tăng cường công nghiệp hóa bằng cách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Chính phủ nên giới thiệu các dự án FDI mới trên cơ sở chọn lọc, cải thiện cơ sở hạ tầng và cung cấp các ưu đãi để tạo ra sự thay thế nhập khẩu cho các thành phần công nghệ cao, các bộ phận và các sản phẩm công nghiệp trung gian khác. Một danh sách các sản phẩm được đặc biệt khuyến khích nên được công bố để kích thích sự phát triển của các ngành công nghiệp này. Việt Nam cần đẩy nhanh tiếp cận với các nhà đầu tư Trung Quốc để tranh thủ nguồn vốn FDI đổ vào nước ta. Bên cạnh đó, hầu hết vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho đến nay là của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, với mối liên

kết yếu với khu vực địa phương. Chính sách FDI mới nên nhằm mục đích điều chỉnh bộ phận này. Các doanh nghiệp địa phương nên được khuyến khích để tạo mối liên kết dọc giữa các nhà lắp ráp FDI và các nhà cung cấp hàng hóa trung gian địa phương. Liên doanh giữa các công ty nước ngoài và trong nước cũng nên được khuyến khích. Chính phủ dĩ nhiên không nên ép buộc các công ty nước ngoài thành lập liên doanh. Thay vào đó, các công ty địa phương nên được nuôi dưỡng và củng cố để họ được các công ty nước ngoài chọn làm đối tác.

Đầu tư công hiệu quả hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Để đối phó với cuộc chiến thương mại kéo dài, chính phủ cần phải tiến hành những cải cách nghiêm túc. Đối với một nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài như Việt Nam, việc chính phủ thực hiện các chính sách tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là rất cần thiết. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ ra rằng chính phủ đã thất bại khi dành ngân sách theo kế hoạch cho đầu tư công, và đó là một trong những lý do chính khiến đất nước không đạt được tốc độ tăng trưởng dự kiến. Vấn đề của đầu tư công là "Bộ Tài chính đang nắm giữ quá nhiều tiền trong khi nền kinh tế bị thiếu vốn". Các quỹ quá mức được tài trợ bởi trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành hoặc các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Bộ Tài chính đang tích lũy hàng trăm nghìn tỷ đồng trong khi một số dự án cơ sở hạ tầng không thể tiếp cận các quỹ đã được phê duyệt dẫn đến bị trì hoãn nghiêm trọng khiến các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có ấn tượng xấu về các dự án đó. (ví dụ dự án trọng điểm quốc gia Đường

Một phần của tài liệu 085 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 68 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w