Trung Quốc
Trung Quốc xuất trong nước bằng cách hạn chế nhập khẩu các mặt hàng này. Nếu nhập khẩu những hàng hóa này bị hạn chế, tiêu thụ hàng hóa nội địa có thể tăng lên cùng với việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, điều này dẫn đến tạo ra nhiều việc làm và tăng thuế thu nhập cho quốc gia. Về lý thuyết, việc áp đặt một giới hạn tài chính bổ sung đối với hàng hóa nước ngoài đồng nghĩa là các công ty Mỹ sẽ mua nguyên liệu trong nước thay thế. Sau đó, chi phí nguyên liệu có thể tăng tại thị trường Mỹ vì sẽ có ít đơn hàng nhập khẩu từ các nước khác. Nhu cầu lớn hơn đối với hàng hóa sẽ đẩy giá lên cao, điều này sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà sản xuất trong nước.
Thứ hai, thâm hụt thương mại lớn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đây là một trong những lý do chính cho sự căng thẳng leo thang của cuộc chiến thương mại này. Thâm hụt thương mại có nghĩa là sự mất cân bằng trong cán cân thương mại xuất hiện khi giá trị nhập khẩu hàng hóa lớn hơn giá trị xuất khẩu giữa hai quốc gia (Segal, 2018). Theo Bloomberg, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ và Trung Quốc liên tục gia tăng kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới năm 2001. Chỉ tính riêng năm 2017, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lên đến 375 tỷ USD, điều đó có nghĩa là lượng hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc vượt quá xuất khẩu sang Trung Quốc 375 tỷ USD. Một trong những lý do cho điều này là động thái phá giá tiền tệ của Trung Quốc, làm cho xuất khẩu hàng hóa trở nên rẻ và cạnh tranh hơn. Để có thể giảm thâm hụt, tổng thống Trump có kế hoạch kiểm soát hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác bằng cách áp dụng thêm thuế quan để thúc đẩy các ngành công nghiệp nội địa trong hoạt động xuất khẩu. Mục đích cốt lõi ở đây là giảm sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa sẽ dẫn đến tăng trưởng việc làm và tăng doanh thu tại Hoa Kỳ.