Xu hướng Tự do hóa thương mại

Một phần của tài liệu 085 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26)

Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế. Tự do hóa thương mại vừa là nhu cầu hai chiều của hầu hết các nền kinh tế thị trường, bao gồm: nhu cầu bán hàng hóa, đầu tư ra nước ngoài và nhu cầu mua hàng hóa, nhận vốn đầu tư của nước ngoài. Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ thương mại với nước ngoài, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động thương mại quốc tế cả về bề rộng và bề sâu. (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008).

Đối với các nước đang phát triển, tự do hóa thương mại đem lại cả thách thức và cơ hội. Thứ nhất, tự do hóa thương mại đồng nghĩa với việc nền kinh tế của một quốc gia phải chịu sự cạnh tranh cao hơn từ thị trường, vì vậy các công ty trong nước phải học cách điều chỉnh. Những công ty tại các quốc gia đang phát triển có thể tận dụng lợi thế của họ như chi phí lao động thấp và nguyên liệu rẻ để cạnh tranh trên thị trường quốc

tế, đặc biệt là trong sản xuất. Thứ hai, đôi khi, các quốc gia chỉ có thế mạnh ở một số lĩnh vực nhất định, thường là các ngành công nghiệp có liên quan đến nguồn tài nguyên. Vì thế, họ phụ thuộc rất lớn vào các ngành công nghiệp này. Thứ ba, thương mại tự do kích thích các nguồn đầu tư từ nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ đổ vào các quốc gia đang cần vốn, giúp cải thiện năng suất và thúc đẩy tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nếu xảy ra khủng hoảng kinh tế thì sự tháo chạy của nguồn vốn này ra khỏi quốc gia là rất nhanh chóng. Thứ tư, thương mại tự do mang lại lợi ích

cho người tiêu dùng vì giá thấp. Nhưng ở một số lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp, có thể phải chịu rủi ro từ sự giảm giá. Tuy nhiên, nếu giá trên thế giới tăng, họ sẽ có cơ hội bán sản phẩm của mình với mức giá cao hơn ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu 085 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26)

w