Tác động của chiến tranh thương mại không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của các quốc gia đối đầu lẫn nhau mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia có quan hệ giao thương lân cận, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Các quốc gia nhỏ có mặt hàng tương tự sẽ có cơ hội thâm nhập vào thị trường lớn hơn với nhiều lợi thế hơn về giá, cải thiện được cán cân thương mại của quốc gia đó. Ngược lại các hàng hóa bị cấm vận, với khối lượng khổng lồ, sẽ là áp lực lớn cho kinh tế nội địa của các quốc gia lân cận. Và sự lan tỏa của chiến tranh thương mại có thể làm trì trệ thương mại toàn cầu.
Không chỉ ảnh hưởng đến cán cân thương mại, chiến tranh thương mại nổ ra còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tỉ giá hối đoái giữa hai quốc gia, gián tiếp ảnh hưởng đến các quốc gia có chính sách tỷ giá cố định vào các đồng ngoại tệ này. Nó làm suy giảm tăng trưởng kinh tế cho tất cả các nước liên quan. Nó cũng kích hoạt lạm phát khi thuế quan làm tăng giá hàng nhập khẩu. Chiến tranh thương mại gây nên những tác động trực tiếp đến các nước tham gia vào cuộc chiến và cũng có những tác động gián tiếp đến các quốc
gia có quan hệ giao thương, tăng trường toàn cầu có thể giảm trong các năm tiếp theo. Làn sóng từ chủ nghĩa bảo hộ sẽ khiến thế giới khó ứng phó trước những nguy cơ suy thoái toàn cầu. Cuộc chiến thương mại nổ ra có thể làm suy yếu đầu tư, làm giảm chi tiêu, xáo trộn thị trường tài chính và làm chậm đi tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.
Người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều hơn cho các sản phẩm do đối thủ sản xuất bị đánh thuế. Các nhà xuất khẩu có thể sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh ở nước nhập khẩu. Người tiêu dùng sẽ phải chật vật tìm kiếm sản phẩm thay thế hàng hóa mà họ đang mua từ nước có lợi thế sản xuất sản phẩm đó với chi phí thấp hơn.
Tác động trực tiếp đến hai quốc gia tham gia vào cuộc chiến là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ chịu sự tổn thất lớn và sự gia tăng chi phí để điều chỉnh chuỗi sản xuất. Đối với chính phủ, lạm phát có thể tăng cao. Chiến tranh thương mại làm gia tăng các khoản nợ của nền kinh tế. Tác động bất lợi từ căng thẳng thương mại có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế của quốc gia, buộc chính phủ phải tăng thêm chi tiêu cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Thị trường tài chính phản ứng mạnh, tâm lý nhà đầu tư dẫn đến sự rút vốn mạnh. Về thương mại, mối lo ngại về sự suy giảm xuất khẩu, kéo theo sự ra đi của vốn, sụt giảm việc làm.
Tác động gián tiếp đến các quốc gia khác là các xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế leo thang chắc chắn sẽ dẫn đến những bất ổn tới thị trường quốc tế, qua đó tạo các cú “sốc” với các nền kinh tế. Riêng đối với những nước hội nhập sâu, có độ mở của nền kinh tế lớn, hệ lụy chắc chắc sẽ tác động không nhỏ nếu có mối quan hệ thương mại với hai quốc gia đang xảy ra xung đột. Theo các chuyên gia, nếu những căng thẳng do chiến tranh thương mại tiếp tục kéo dài và leo thang, sẽ khiến các hoạt động đầu tư, sản xuất bị trì hoãn, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái. Nếu như vậy, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của các nước không trực tiếp tham gia cuộc chiến cũng bị ảnh hưởng. Hàng hóa của các quốc gia trực tiếp tham gia cuộc chiến do bị áp thuế đánh cao và sẽ phải tìm cách “tràn” sang các thị trường khác, gây áp lực cạnh tranh lớn lên hàng hóa trong nước. Ngoài ra, khi sản xuất của các quốc gia tham gia chiến tranh thương mại bị đình trệ, sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu của nước này từ các quốc gia khác.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu khái quát những lý thuyết chung nhất về Quan hệ kinh tế quốc tế; Chính sách thương mại quốc tế và Chiến tranh thương mại. Thứ nhất, tổng quan về Quan hệ kinh tế quốc tế đã nêu lên khái niệm Quan hệ kinh tế quốc tế, chỉ ra các lĩnh vực hoạt động trong quan hệ kinh tế quốc tế bao gồm lĩnh vực ngoại thương, hợp tác quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế và các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ khác về
2005 2010 2015 2017 Xuất khẩu hàng hóa 901.082 1.278.495 1.502.572 1.546.273 Nhập khẩu hàng hóa 1.732.706 1.969.184 2.315.301 2.408.476 Cán cân thương mại -831.624 -690.689 -812.729 -862.203
cả khái niệm và vai trò của từng lĩnh vực đối với quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia. Thứ hai, tổng quan về Chính sách thương mại quốc tế đã chỉ ra hai xu hướng chính chủ yếu chi phối đến chính sách thương mại quốc tế là Tự do hóa thương mại và Bảo hộ mậu dịch; đề cập các công cụ chính được các quốc gia sử dụng để thực hiện các chính sách thương mại quốc tế bao gồm thuế quan, hàng rào phi thuế quan, phá giá tiền tệ và chống bán phá giá. Thứ ba, tổng quan về Chiến tranh thương mại đã nêu chi tiết khái niệm Chiến tranh thương mại, những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh thương mại leo thang và tác động của nó đối với các quốc gia tham chiến cũng như đối với nền kinh tế toàn cầu.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI HOA KỲ - TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG TỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc chính thức nổ ra ngày 22 tháng 03 năm 2018 khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế với giá trị 50 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu. Vì vậy trong bài nghiên cứu này, tác giả phân thành hai phần chính là giai đoạn trước cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc (trước năm 2018) và giai đoạn diễn ra cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung (kể từ năm 2018 đến nay) để nghiên cứu và phân tích.