Tác động của chiến tranh thương mại lên Thế giới và các nước khác

Một phần của tài liệu 085 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 50 - 53)

Chiến tranh thương mại phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu gây nghi ngờ về tương lai toàn cầu hóa kinh tế. Chiến dịch “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump có thể dẫn tới kết cục trả đũa thương mại, thậm chí châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại

toàn cầu chứ không đơn thuần chỉ giữa Mỹ và Trung Quốc, nếu xảy ra có thể tạo một cú sốc và khiến tăng trưởng GDP của thế giới giảm 1-3 điểm phần trăm trong vài năm tới. Cũng theo đánh giá của Oxford Economics, thương mại thế giới sẽ giảm 4% và tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm 0,4%. Tại Hội nghị các Thống đốc Ngân hàng và Bộ trưởng Tài chính các nước G-20, Tổng giám đốc IMF khẳng định “cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung tác động xấu đến kinh tế thế giới”. Các nhà kinh tế cảnh báo, cứ mỗi 100 tỷ hàng hóa bị đánh thuế, thương mại toàn cầu sẽ giảm 0,5%. Theo OECD, chiến tranh thương mại sẽ khiến tăng trưởng toàn cầu giảm từ 1-1,5% trong trung hạn.

Sự tăng hay giảm tốc trong các hoạt động kinh tế của Mỹ có thể ảnh hưởng trực tiếp làm tăng hoặc giảm tốc độ tăng trưởng của các nước đối tác thương mại bằng việc làm tăng hoặc giảm cầu nhập khẩu tại các nước này, đồng thời gián tiếp làm tăng hoặc giảm ảnh hưởng năng suất trong thương mại. Nếu thuế quan và các hàng rào phi thuế quan trong thương mại song phương giữa Mỹ và các nước khác tăng thêm 20% thì nhập khẩu của Mỹ từ các nước khác sẽ giảm khoảng 50% đến 60%, còn xuất khẩu từ Mỹ sang các nước sẽ giảm 70% hoặc hơn, iều này dẫn đến bình quân thu nhập đầu người của Mỹ giảm (Ulrich Shoof và Marina Steininger, 2017). Do đó, tăng trưởng kinh tế Mỹ có thể bị giảm. Theo World Bank (2016), và World bank (2017), tốc độ tăng trưởng của Mỹ tăng 1% sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng sau 1 năm của các nước phát triển tăng 0,8%, các nước mới nổi và đang phát triển tăng 0,6%, còn tăng trưởng toàn cầu sẽ tăng 0,7% (không kể Mỹ).

Với việc giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ - Trung Quốc đạt đến hơn 630 tỷ USD/năm thì khi xảy ra chiến tranh thương mại, con số trên có thể giảm đi 1/3 giá trị, đồng nghĩa với việc hoạt động đầu tư, sản xuất của các doanh nghiệp tại hai nền kinh tế hàng đầu sẽ bị chững lại. Kéo theo đó, đầu tư nước ngoài FDI của Mỹ và Trung Quốc ra nước ngoài sẽ giảm đi. Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ước tính gần hai phần ba số hàng Mỹ nhập từ Trung Quốc đến từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, thuế nhập khẩu của Mỹ, dù nhằm vào Trung Quốc, vẫn sẽ có tác động đến các nước khác. Dựa trên dòng vốn nước ngoài đổ vào Trung Quốc, các nước có khả năng ảnh hưởng nhất là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Đối với các nước châu Á, Mỹ áp thuế các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, bên cạnh việc có cơ hội lớn hơn trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ thì phải chịu áp lực từ Trung Quốc do sáng kiến Vành đai và con đường ngày càng được đẩy mạnh, kinh

tế các nước châu Á sẽ trở thành vệ tinh xoay quanh Trung Quốc, bị hút về phía Trung Quốc và giảm khả năng tự chủ.

Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể khiến hình thành xu hướng các quốc gia quay về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, làm đảo lộn xu hướng tự do hóa thương mại đang được xây dựng bao lâu nay. Hàng loạt các quốc gia châu Á sẽ chịu tác động giảm tăng trưởng kinh tế. Báo cáo phân tích của ngân hàng DBS của Singrapore năm 2018, các quốc gia Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore và Việt Nam sẽ là các nước chịu tác động mạnh nhất từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung do các quốc gia này có độ mở thương mại cao và phụ thuộc nhiều vào thương mại với Mỹ và Trung Quốc. Trong đó, năm 2018, tỉ lệ tăng trưởng GDP của Hàn giảm 0,4%, Singapore là 0,8%, Malaysia và Đài Loan là 0,6%.

Khi phân tích giá trị thặng dư của hàng xuất khẩu Trung Quốc, tính theo xuất xứ, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết Đài Loan là nền kinh tế châu Á tham gia nhiều nhất vào số hàng hóa này, với hơn 8% GDP. Theo sau là Malaysia (6%), Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore với khoảng 4-5%. Philipines, Thái Lan và Việt Nam khoảng 3%. Úc, Nhật Bản, Indonesia là 2%. Gánh nặng sẽ dồn nhiều về các nước sản xuất này.

DBS Bank cũng cho rằng kinh tế Mỹ sẽ ảnh hưởng nhiều hơn Trung Quốc, do các công ty Mỹ đầu tư vào Trung Quốc khá nhiều. Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang vướng vào tranh chấp thương mại với nhiều nước khác. Sự bất ổn về thương mại có thể khiến các ngân hàng lo ngại về sự tham gia của mình trong các ngành bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến giá cả và dòng chảy tín dụng. Điều này cũng có thể khiến các công ty ngần ngại đầu tư. Còn nếu thuế bị đẩy xuống người tiêu dùng, niềm tin tiêu dùng và nhu cầu nội địa sẽ giảm sút. Ở cấp cao nhất, biến động thị trường tài chính sẽ ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố trên. Một mô hình của hãng quản lý tài sản Pictet chỉ ra nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu 10%, sau đó thuế này bị đẩy xuống người tiêu dùng thông qua tăng giá sản phẩm, kinh tế toàn cầu có thể rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm, lạm phát cao. Lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu cũng sẽ mất 2,5%.

Bên cạnh đó, khi xảy ra chiến tranh thương mại, có thể gia tăng cơ hội xuất khẩu hàng hóa thay thế hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ. Tuy nhiên, cùng với đó các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ chuyển hướng xuất khẩu mạnh mẽ hơn vào các thị trường khác, nhất là các nước mới nổi và đang phát triển. Điều này sẽ tạo ra khó khăn rất lớn cho hoạt

động của các doanh nghiệp nội địa, bởi sản phẩm của Trung Quốc luôn có khả năng cạnh tranh cao về giá cả và sự đa dạng. Thâm hụt thương mại của các quốc gia này với Trung Quốc sẽ có xu hướng tăng lên. Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu của các nước này (nhất là các nước có biên giới chung với Trung Quốc) cũng có thể bị ảnh hưởng trên góc độ các khu thương mại xuyên biên giới sẽ gắn mác xuất xứ của các nước, trong khi đó Mỹ sẽ vẫn coi đó là hàng hóa xuất xứ Trung Quốc và đánh thuế cao vào một số liên doanh sản xuất với Trung Quốc cũng có thể là đối tượng chịu thuế từ cuộc chiến thương mại này. Một ví dụ điển hình có thể kể đến Việt Nam.

Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Một cuộc chiến thương mại sẽ có hậu quả rất nghiêm trọng trên toàn thế giới. Nó có thể làm hỏng việc mở rộng kinh tế toàn cầu hiện nay và làm tê liệt các doanh nghiệp Mỹ phụ thuộc vào kinh doanh với Trung Quốc. Nó cũng có thể làm phức tạp thêm các ưu tiên địa chính trị do chính quyền Trump đã tranh thủ sự giúp đỡ của Trung Quốc trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng với Triều Tiên. Đồng thời, thuế quan là công cụ sai lầm để giải quyết các vấn đề thương mại Mỹ - Trung.

Một phần của tài liệu 085 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w