1.2.1. Khái niệm Chính sách thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế là các quan điểm, nguyên tắc, biện pháp thích hợp của một nước dùng để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế của nước đó với
các quốc gia khác trong một thời gian nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội của nước đó (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008).
1.2.2. Xu hướng chủ yếu chi phối đến chính sách thương mại
1.2.2.1. Xu hướng Tự do hóa thương mại
Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế. Tự do hóa thương mại vừa là nhu cầu hai chiều của hầu hết các nền kinh tế thị trường, bao gồm: nhu cầu bán hàng hóa, đầu tư ra nước ngoài và nhu cầu mua hàng hóa, nhận vốn đầu tư của nước ngoài. Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ thương mại với nước ngoài, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động thương mại quốc tế cả về bề rộng và bề sâu. (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008).
Đối với các nước đang phát triển, tự do hóa thương mại đem lại cả thách thức và cơ hội. Thứ nhất, tự do hóa thương mại đồng nghĩa với việc nền kinh tế của một quốc gia phải chịu sự cạnh tranh cao hơn từ thị trường, vì vậy các công ty trong nước phải học cách điều chỉnh. Những công ty tại các quốc gia đang phát triển có thể tận dụng lợi thế của họ như chi phí lao động thấp và nguyên liệu rẻ để cạnh tranh trên thị trường quốc
tế, đặc biệt là trong sản xuất. Thứ hai, đôi khi, các quốc gia chỉ có thế mạnh ở một số lĩnh vực nhất định, thường là các ngành công nghiệp có liên quan đến nguồn tài nguyên. Vì thế, họ phụ thuộc rất lớn vào các ngành công nghiệp này. Thứ ba, thương mại tự do kích thích các nguồn đầu tư từ nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ đổ vào các quốc gia đang cần vốn, giúp cải thiện năng suất và thúc đẩy tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nếu xảy ra khủng hoảng kinh tế thì sự tháo chạy của nguồn vốn này ra khỏi quốc gia là rất nhanh chóng. Thứ tư, thương mại tự do mang lại lợi ích
cho người tiêu dùng vì giá thấp. Nhưng ở một số lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp, có thể phải chịu rủi ro từ sự giảm giá. Tuy nhiên, nếu giá trên thế giới tăng, họ sẽ có cơ hội bán sản phẩm của mình với mức giá cao hơn ở nước ngoài.
1.2.2.2. Xu hướng Bảo hộ mậu dịch
Chủ nghĩa bảo hộ có nghĩa là cố gắng thực hiện các hạn chế như thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu để thúc đẩy ngành công nghiệp nước này và ngăn chặn sự cạnh tranh gay gắt của nước ngoài (Amadeo, 2018).
Bảo hộ mậu dịch là chính sách quản lý thương mại, trong đó Chính phủ áp dụng hàng rào thuế quan có mức bảo hộ cao cùng với nhiều hàng rào phi thuế quan, nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v... hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó nhằm mục đích ngăn chặn bớt sự xâm nhập của hàng ngoại, để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó.
Bảo hộ mậu dịch giống như con dao hai lưỡi, nó bảo vệ nền kinh tế trong nước, song đồng thời cũng đẩy những nỗ lực đấu tranh cho tự do thương mại vào ngõ cụt và làm ảnh hưởng xấu đến quyền lợi kinh tế của người tiêu dùng.
Những tác động tích cực của chính sách bảo hộ mậu dịch là bảo hộ mậu dịch làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, qua đó bảo vệ cho sản xuất hàng hóa trong
nước, đặc biệt là ngành công nghiệp non trẻ với năng lực cạnh tranh còn kém, nâng cao sức cạnh tranh. Bảo hộ mậu dịch giúp làm tăng ngân sách Nhà nước - nguồn thu từ việc đánh thuế các hàng hóa nhập khẩu. Khi một quốc gia sử dụng thuế quan làm hàng rào bảo hộ mậu dịch nó cũng tác động đến chiều hướng sản xuất và tiêu dùng của người tiêu dùng trong nước, hướng nhà sản xuất và người tiêu dùng đến nguyên liệu và hàng hóa nội địa. Bảo hộ mậu dịch làm giảm thất nghiệp chung và tăng thu nhập. Khi được bảo hộ mậu dịch, hàng hóa trong nước có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng hóa nhập khẩu, người tiêu dùng trong nước chi tiêu ít cho hàng hóa nhập khẩu hơn. Thay vào đó, họ chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa sản xuất trong nước làm cho cầu hàng hóa của ngành được bảo hộ tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp và thu nhập của người lao động tăng lên. Bảo hộ mậu dịch bằng công cụ thuế quan góp phần chống lại việc bán phá giá và trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu, qua đó tạo môi trường thương mại quốc tế lạnh mạnh, bình đẳng hơn.
Mặc dù chính sách bảo hộ mậu dịch có những tác động tích cực nhất định đối với nền kinh tế, nhưng khi tính toán trên góc độ kinh tế thì những lợi ích mà chính sách bảo hộ mậu dịch mang lại được ít hơn thiệt hại mà nó gây ra cho xã hội. Những thiệt hại đó bao gồm: Dân chúng phải hạn chế tiêu dùng vì phải trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng thấp hơn. Các doanh nghiệp được bảo hộ kỹ sẽ không cố gắng nâng cao khả năng cạnh tranh, ngày càng phải dựa vào những cái ô bảo hộ của Chính phủ để tồn tại, có thể dẫn đến làm giảm hiệu quả và tăng chi phí với chính những doanh nghiệp đó.
Nếu nguồn lợi nhuận trong các ngành công nghiệp được Chính phủ ưu đãi làm giá trong nước cao hơn chứ không phải là nhờ năng suất cao hơn, thì khoản lợi nhuận này chính là thu nhập bị mất đi của một số người. Do đó, khoản lợi nhuận này không làm tăng thu nhập quốc dân. Các công cụ bảo hộ mậu dịch của Chính phủ chính là các rào cản thương
mại làm cho hàng hóa giữa các quốc gia không được lưu thông. Hàng hóa ở những nơi có lợi thế sản xuất hơn sẽ khó đến được những nơi không có lợi thế sản xuất vì rào cản thương mại. Những nơi được bảo hộ sẽ phải san xẻ nguồn lực để sản xuất những mặt hàng không có lợi thế làm cho quy mô sản xuất manh mún, hiệu quả sản xuất thấp. Điều này có thể dẫn đến việc cạnh tranh tiêu cực, thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh thương mại giữa các quốc gia.
1.2.3. Một số công cụ chủ yếu thực hiện chính sách thương mại quốc tế
Trên thế giới hiện nay có nhiều công cụ mà các quốc gia sử dụng để thực hiện các chính sách thương mại quốc tế, trong số đó, phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là các công cụ: Thuế quan; Hàng rào phi thuế quan, Phá giá tiền tệ và Chống bán phá giá.
1.2.3.1. Thuế quan
Thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất - nhập khẩu hoặc thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ mua bán và vận động qua biên giới hải quan của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ hải quan, hay nói cách khác là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu của mỗi quốc gia. Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu.
Thuế nhập khẩu là thuế quan mà Chính phủ một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào trong nước. Thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu, theo đó người tiêu dùng trong nước phải trả cho hàng nhập khẩu thêm một khoản tiền lớn hơn mà người xuất khẩu nước ngoài nhận được. Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch của một quốc gia: Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại; Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường; Trả đũa các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của nước mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại; Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt của nước nhà; Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thuế xuất khẩu là thuế quan áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu và làm cho giá cả quốc tế của hàng hóa bị đánh thuế vượt quá giá cả trong nước. Chính phủ đánh thuế quan xuất khẩu vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu. Thuế xuất khẩu có thể được dùng để: Giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết; Có thể được dùng để tăng thu ngân sách cho nhà nước.
1.2.3.2. Hàng rào phi thuế quan
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2014) định nghĩa Các hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu. Là những tiêu chuẩn về vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái... Những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong nước, hạn chế dòng vận động của dòng hàng hóa trên thị trường thế giới. Những nước phát triển sẽ có lợi hơn so với các nước chậm phát triển trong việc áp dụng những quy định này.
Các hàng rào phi thuế quan rất phong phú về hình thức, tuy nhiên có 3 nhóm chính. Thứ nhất là nhóm các biện pháp giới hạn về số lượng như hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, quy định hàm lượng nội địa của sản phẩm,... Thứ hai là nhóm các biện pháp quản lý giá như bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu, giá nhập khẩu tối thiểu, giá nhập khẩu tối đa, giá xuất khẩu tối thiểu, giá hành chính. Thứ ba là nhóm các biện pháp về hàng rào kỹ thuật như chất lượng, an toàn, kích thước.
1.2.3.3. Phá giá tiền tệ
Phá giá tiền tệ (hay phá giá ngoại tệ) là hình thức biến tướng của phá giá. Thông qua tác động vào tỷ giá hối đoái làm cho đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ khác, để hàng xuất khẩu rẻ hơn làm tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Tác động đến tất cả các mặt hàng và tất cả các thị trường liên quan. Được sử dụng khi nhà nước muốn cân đối lại tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ giữa cán cân thương mại và
1.2.3.4. Chống bán phá giá
Theo hiệp định về chống bán phá giá của WTO: Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Mục tiêu của bán phá giá là đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp, có khi cả mục tiêu chính trị.
Ngay sau khi đã có kết luận sơ bộ về việc bán phá giá là có thật và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất nội địa. Bên xuất khẩu (thường là từ nước bị kiện) và bên nhập khẩu (thường là từ nước đi kiện) cần phải họp với nhau để đạt được một cam kết về giá. Các loại thỏa thuận về giá có thể đạt được là Bên xuất khẩu cam kết tăng giá bán đến mức xấp xỉ giá của nhà sản xuất nội địa (song vẫn đảm bảo cạnh tranh; Ngừng xuất khẩu
với giá bị cho là phá giá; Chấp nhận bị áp dụng hạn ngạch với mặt hàng đó; Chấp nhận bị áp thuế bổ sung).
1.3. KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI1.3.1. Khái niệm Chiến tranh thương mại 1.3.1. Khái niệm Chiến tranh thương mại
Chiến tranh thương mại (tiếng Anh: “trade war”) hay còn gọi là chiến tranh mậu dịch, về bản chất, là sự gia tăng các rào cản về hàng hóa đối với hoạt động giao thương giữa quốc gia này và quốc gia khác, thường là gia tăng hoặc tạo ra thuế hoặc các loại rào cản thương mại (gồm: Giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, viện trợ đối với các ngành sản xuất trong nước/nội địa, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập vào nội địa, lệnh cấm vận, hạn chế thương mại, và sự làm mất giá tiền tệ). Các rào cản ban đầu được đưa ra nhằm hạn chế thâm hụt cán cân thương
mại tại một quốc gia nhập khẩu và bảo hộ nền sản xuất trong nước. Khi các rào cản này ảnh hưởng nặng nề tới quốc gia xuất khẩu, hành động trả đũa được các quốc gia này thực hiện đối với các quốc gia nhập khẩu và dẫn đến căng thẳng thương mại kéo dài ảnh hưởng đến kinh tế và sản xuất của cả hai quốc gia. Chiến tranh thương mại thường diễn ra giữa các quốc gia (hoặc nhóm quốc gia) có nền kinh tế phát triển, đủ sức áp đặt tầm ảnh hưởng đến các quốc gia (nhóm quốc gia) khác. Khi nó leo thang, một cuộc chiến thương mại làm giảm thương mại quốc tế.
Nhiều nhà kinh tế học cho rằng những sự bảo hộ đối với một số ngành nhất định hao tốn tiền của hơn những sự bảo hộ đối với các ngành khác, bởi nó có thể gây ra chiến tranh thương mại. Nếu một quốc gia tăng thuế nhập khẩu, quốc gia đối lập có thể trả đũa bằng biện pháp tương tự. Nhưng sự tăng trợ cấp rất khó để trả đũa. Những nước nghèo
dễ tổn thương hơn những nước giàu trong chiến tranh thương mại; khi tăng sự bảo hộ chống lại sự bán phá giá của những sản phẩm giá rẻ, chính phủ nước đó có nguy cơ làm cho sản phẩm quá đắt đối với người tiêu dùng nội địa.
Chiến tranh thương mại là một tổng thể các biện pháp trả đũa mà mục tiêu là tác động nhiều nhất tới đối thủ cho tới khi đối tượng suy sụp và từ bỏ theo đuổi chiến tranh. Vì vậy, không bao giờ có người thắng trong một cuộc chiến thương mại.
1.3.2. Nguyên nhân của Chiến tranh thương mại
Một cuộc chiến thương mại bắt đầu khi một quốc gia theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch, cố gắng bảo vệ ngành công nghiệp trong nước và tạo ra việc làm. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu của chiến tranh thương mại là sự cạnh tranh không lành mạnh, không công bằng giữa các quốc gia dẫn đến việc cán cân thương mại bị thâm hụt nghiêm trọng. Đối phó với tình hình đó, các quốc gia phải áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại để có thể bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Ngoài ra, chiến tranh thương mại còn thể hiện tham vọng thống lĩnh của các cường quốc trên thế giới.
1.3.3. Tác động của Chiến tranh thương mại đến các quốc gia
Tác động của chiến tranh thương mại không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của các quốc gia đối đầu lẫn nhau mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia có quan hệ giao thương lân cận, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Các quốc gia nhỏ có mặt hàng tương tự sẽ có cơ hội thâm nhập vào thị trường lớn hơn với nhiều lợi thế hơn về giá, cải thiện được cán cân thương mại của quốc gia đó. Ngược lại các hàng hóa bị cấm vận, với khối lượng