Tác động cụ thể đến một số ngành của Việt Nam

Một phần của tài liệu 085 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 60)

Biểu đồ 2.6 - Danh mục 10 ngành hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ năm 2018

Biểu đồ 2.7 - Danh mục 10 ngành hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc năm 2018

Nguồn: Tổng Công ty ngân hàng nước ngoài (OCBC), 2018 2.3.2.1. Các ngành Mỹ đánh thuế Trung Quốc

Ngành điện thoại di động, thiết bị điện tử viễn thông, linh kiện máy tính, đồ điện tử gia dụng,...

Năm 2017, ngành hàng điện thoại di động, đồ điện tử và thiết bị viễn thông của Trung Quốc đạt tổng giá trị xuất khẩu khoảng 256 tỷ USD, xấp xỉ 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ. Giá trị xuất khẩu của mặt hàng điện thoại di động của Trung Quốc năm 2017 vào Mỹ đạt 70 tỷ USD, chiếm 86% tổng giá trị điện thoại di động nhập khẩu vào Mỹ. Năm thương hiệu điện thoại di động sản xuất tại Trung Quốc xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ là Apple, LG, ZTE, Motorola và Samsung. Việt Nam hiện đang là nơi sản xuất lớn nhất của Samsung với sản lượng hàng năm khoảng 240 triệu chiếc. Do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung nên rất Việt Nam có thể sẽ là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành công nghiệp điện tử. Sự góp mặt của nhiều hãng điện tử hàng đầu thế giới với số vốn đầu tư rất lớn xây dựng các cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao phục vụ xuất khẩu ở Việt Nam như: Samsung, LG, Panasonic, Foxconn... đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng này tăng cao. Do giá nhân công của Trung Quốc đang tăng lên cùng với sự leo thang của cuộc

chiến thương mại, Samsung đang có kế hoạch cắt giảm sản lượng khoảng 40 triệu sản phẩm tại Trung Quốc, nên càng có lý do Samsung sẽ đẩy mạnh chuyển hướng đầu tư sang các nước khác. Trong bối cảnh này, Việt Nam có cơ hội thu hút thêm vốn đầu tư của Samsung. Xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng, các khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi, nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng sang Trung Quốc đạt 8,36 tỷ USD, chiếm 28,52% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng, tăng 21,91% so với năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng sang Hoa Kỳ đạt 2,86 tỷ USD, chiếm 9,76% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng, giảm 16,7% so với năm 2017.

Hàng may mặc, giày dép, đồ dùng thể thao,...

Nhóm ngành này chiếm khoảng 18% tổng giá trị hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Trong khi đó, với riêng nhóm may mặc, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 50% tổng nhập khẩu của Mỹ; với da giày là 72%. Có thể thấy, Mỹ phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc ở ngành này. Việc Mỹ áp thuê tăng với mặt hàng may mặc và da giày từ Trung Quốc sẽ có tác động làm các công ty đa quốc gia của Mỹ và các công ty sản xuất của Trung Quốc chuyển hướng các đơn hàng của mình sang các quốc gia khác nhằm tránh thuế và cắt giảm chi phí. Điều này sẽ là cơ hội lớn cho các nước có thế mạnh trong lĩnh vực này (trong đó có Việt Nam).

Ngành dệt may và da giày của Việt Nam là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thương mại là do động thái phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ giúp doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhập được vải, nguyên phụ liệu dệt may, da giày với giá rẻ hơn.; Mỹ tăng thuế với Trung Quốc đồng nghĩa với việc sẽ tìm kiếm đối tác xuất khẩu với mức giá cạnh tranh hơn, Việt Nam sẽ có thêm được thị phần cũng như thu hút thêm vốn đầu tư FDI, xuất khẩu gia tăng, nhiều việc làm được tạo ra. Theo Bộ Công Thương, năm 2017, Mỹ nhập khẩu 12,2 tỷ USD hàng hóa dệt may của Việt Nam (tương đương ½ tổng hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Năm 2018 là 12,7 tỷ USD. Hàng dệt may Việt Nam đang chịu mức thuế 8-10% khi nhập khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, việc hưởng lợi này sẽ diễn ra không quá mạnh do các đơn vị như Tập đoàn dệt may Việt Nam, công ty như May Thành Công, May Sài Gon,... những doanh nghiệp dệt may xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam hiên tại đã chạy hết công suất, nếu có thêm được đơn hàng từ Mỹ, hiện tại các công ty cũng chưa có kế hoạch cụ thể, khả năng sẽ phải thuê ngoài gia công và lợi nhuận sẽ giảm đi. Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam

năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may sang thị trường Hoa Kỳ đạt khoảng 13,7 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 44,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của cả nước. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 1,54 tỷ USD, tăng 39,6% và chiếm 5,05% tỷ trọng.

Ngoài ra, chiến tranh thương bùng phát sẽ là cơ hội tốt để các đơn hàng da giày, túi xách của Trung Quốc chuyển hướng dẫn sang các đơn vị sản xuất của Việt Nam, qua đó giúp tăng giá trị xuất khẩu và tạo thêm việc làm cho người lao động. Theo số liệu của Tổng cụ Hải quan Việt Nam năm 2018, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang Hoa Kỳ đạt 5,82 tỷ USD, tăng 13,91% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 35,8% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường Trung Quốc đạt 1,49 tỷ USD, tăng 30,82% so với năm 2017. Bên cạnh đó, Hiệp hội Da giày và túi xách Việt Nam cũng cảnh báo việc các mặt hàng Trung Quốc do bị Mỹ đánh thuế cao nên sẽ tìm cách “núp bóng” “Made in Vietnam” để xuất khẩu sang Mỹ bằng cách đưa hàng bán thành phẩn qua nước ta gia công hoặc hợp tác sản xuất rồi gắn nhãn mác Việt Nam. Trong trường hợp này, rất có khả năng Mỹ sẽ truy xuất nguồn gốc, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam.

Đồ gỗ nội thất

Tháng 09 năm 2018, Mỹ áp thuế bổ sung 200 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, mức thuế là 10% và đã tăng lên 25% vào tháng 05 năm 2019, gói 200 tỷ USD này bao gồm các sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Trung Quốc. Các đơn hàng sản xuất đồ gỗ nội thất nhiều khả năng sẽ chuyển đến các nhà máy khác trong khu vực (trong đó có Việt Nam) để có thể né thuế quan cao. Đối với các đơn hàng quốc tế, việc chênh lệch 25% thuế quan khiến dịch chuyển mạnh các đơn hàng do mặt hàng gỗ có biên lợi nhuận thấp. Đối với ngành đồ gỗ nội thất, năm 2017 Việt Nam xuất khẩu 7,6 tỷ USD, với thị trường Mỹ đạt giá trị 3,2 tỷ USD. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu gỗ lớn thứ 5 thế giới, đây sẽ là lợi thế cũng như cơ hội lớn của Việt Nam, cơ hội có thêm các đơn hàng xuất khẩu lớn cho các đơn vị lớn như Gỗ Trường Thành, Savimex,... Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng, siết chặt kiểm soát và quản lý trong trường hợp Trung Quốc thông qua Việt Nam để tìm đường trung chuyển gỗ sang Mỹ. Năm 2018, Hoa Kỳ vẫn là một trong những thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch gần 3,9 tỷ USD, tăng 19,3% so với năm 2017. Năm 2018 thị trường xuất đã có nhiều chuyển biến, Việt Nam không cần tập trung vào các thị trường trung chuyển như Trung Quốc, Singapore

hay Hàn Quoc,... để tái xuất vào nước thứ ba, hiện tại đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu trực tiếp sang 120 nước, tăng mạnh mẽ ở các thị trường lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản,.

Sắt thép các loại

Ngay từ thời điểm tranh cử ông Trunp đã có xu hướng bảo hộ ngành sản xuất thép trong nước. Chính vì vậy khi Mỹ áp thuế cao với mặt hàng thép, trước tiên là sẽ giảm khối lượng xuất khẩu thép của Việt Nam và có thể khiến thép Trung Quoc tìm thị trường Việt Nam để tiêu thụ hoặc là ngụy trang thành hàng Việt để xuất khẩu vào Mỹ. Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Nguyễn Văn Sưa thừa nhận, có tình trạng thép Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đội lốt thép Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay năng lực sản xuất thép cuộn cán nóng của Việt Nam đã đủ để tạo nên CO (giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa), không phụ thuộc nhập nguyên liệu từ Trung Quốc; cùng với đó là thuế quan đối với mặt hàng thép xây dựng và tôn mạ nên thép Trung Quốc khó cạnh tranh được. Hiện kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt khoảng 500.000 tấn trên tổng số 40 triệu tấn thép nhập khẩu (chiếm tỷ lệ khoảng 1,25%). Con số này không quá lớn. Để Việt Nam không bị Mỹ áp thuế trừng phạt nặng lên hàng hóa Việt Nam, Hiệp hội Thép Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp không nên tiếp tay cho việc chuyển xuất xứ từ thép Trung Quốc sang Việt Nam để xuất khẩu sang các nước khác. Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thép các loại sang thị trường Hoa Kỳ đạt 771,6 triệu USD, tăng 81,4% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tỷ trọng 17,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng. Theo các chuyên gia dự báo, nhu cầu thép thế giới năm 2019 có thể tăng trưởng chậm lại do việc Hoa Kỳ sẽ nới lỏng thuế quan với Thổ Nhĩ Kỳ; tác động từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc đối với nền kinh tế Trung Quốc... Nếu nhu cầu tiêu thụ thép nội địa của Trung Quốc giảm, các nhà máy Trung Quốc sẽ tập trung sang xuất khẩu và gây ra cuộc cạnh tranh lớn về giá.

2.3.2.2. Các ngành Trung Quốc đánh thuế Mỹ

Các loại chip và chất bán dẫn

Năm 2017, giá trị nhập khẩu mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt 37 tỷ USD, trong đó nhập từ Mỹ là 2,8 tỷ USD. Intel hiện đã có nhà máy tại Việt Nam nên hoàn toàn có khả năng công ty này sẽ phân bổ đầu tư nhiều hơn cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản phẩm của họ. Khi Trung Quốc đánh thuế vào

nhân trình độ lao động tay nghệ chưa cao;

■ Vì lợi ích trước mắt có thể “tiếp tay” cho hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam, “núp bóng” hàng hóa Việt xuất khẩu sang Mỹ.

Opportunities (Cơ hội) - Tác động tích cực

■ Gia tăng xuất khẩu vào Mỹ thay thế hàng hóa Trung Quốc;

■ Gia tăng đơn hàng xuất khẩu hàng hóa chuyển giao từ Trung Quốc;

Threats (Thách thức) - Tác động tiêu cực

■ Hàng hóa Việt Nam có thể chịu mức thuế cao, trừng thương mại của Mỹ do hàng hóa Trung Quốc

“núp bóng” hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ;

mặt hàng này, các công ty đa quốc gia của Mỹ có thể sẽ chịu áp lực cơ cấu lại chuỗi cung ứng. Việt Nam có thể được hưởng lợi từ xu hướng này.

Nông sản - Đậu tương, ngô

Theo UNCTAD, năm 2017, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu đậu tương lớn nhất của Mỹ với sản lương 37,5 triệu tấn. Kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra, giá đậu tương và ngô của Mỹ đã giảm khoảng 12%. Giá đậu tương giảm sẽ là cơ hội cho quốc gia khác mua được đậu tương và ngô giá rẻ từ Mỹ. Năm 2017, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Năm phải nhập khẩu 1,5 tỷ USD ngô và 707 triệu USD đầu tương, trong đó, đậu tương nhập nhiều nhất là từ Hoa Kỳ với giá trị 330 triệu USD. Với diễn biến mới từ giá đậu tương và ngô của Mỹ giảm, nhiều khả năng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chuyển hướng sang tăng nhập khẩu đậu tương và ngô từ Mỹ với giá thành rẻ hơn. Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam như Masan Nutri-Science, Dabaco... có thể là đối tượng hưởng lợi.

2.4. MÔ HÌNH SWOT - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVIỆT NAM VIỆT NAM

■ Các công ty đa quốc gia chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam;

■ Dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI đổ vào Việt Nam ngày càng cao

■ Các công ty Trung Quốc tăng tốc

quá trình chuyển giao công nghệ

lỗi thời và công nghệ ô nhiễm đến

Việt Nam;

■ Tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

giảm;

■ Cạnh tranh khốc liệt từ hàng tiêu

dùng và nông sản của Trung

Quốc và Mỹ trên cả thị trường nội

địa và xuât khẩu của Việt Nam.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận của chương 1, chương 2 đã nêu lên bức tranh tổng quan của cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thông qua việc phân tích và làm rõ quan hệ kinh tế của hai quốc gia này trước và trong giai đoạn căng thẳng của cuộc chiến trên cả phương diện quan hệ thương mại và quan hệ đầu tư. Để từ đó rút ra được nguyên nhân bắt nguồn và tác động của cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ Trung Quốc lên chính hai quốc gia này nói riêng và tác động lên toàn thế giới nói chung. Nguyên nhân của chiến tranh thương mại bắt nguồn từ việc thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ngày càng gia tăng; vấn đề trộm cắp bản quyền sở hữu trí tuệ và nguyên nhân chính là Mỹ muốn làm chậm lại những ảnh hưởng kinh tế mạnh mẽ đang ngày càng tăng lên của Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trước hết sẽ gây những tác động trực tiếp cho hai quốc gia tham chiến, và sau đó chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ đến kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế của từng quốc gia đang là đối tác thương mại của hai nước này, trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh đó, tác giả tập trung phân tích tác động của cuộc chiến thương mại này đến Việt Nam, cụ thể hơn là sự tác động đến một số ngành của nước ta. Trong ngắn hạn, tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với Việt Nam sẽ tích cực hơn tiêu cực, nhưng về lâu dài, thiệt hại tiềm tàng do thuế quan cao hơn của Mỹ, các vấn đề môi trường và giảm tốc tăng trưởng sẽ gây nên các ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN TRANH

THƯƠNG MẠI HOA KỲ - TRUNG QUỐC

Với vị thế là hai trong số những nền kinh tế lớn nhất thế giới, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây nên những tác động nhất định tới nền kinh tế thế giới nói chung và ảnh hưởng đến Việt Nam nói riêng. Đứng trước những cơ hội và cả những thách thức trong bối cảnh cuộc chiến thương mại, Việt Nam cần nhanh chóng có những giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại này, song song với đó cần phát huy tối đa tiềm năng để tận dụng những cơ hội từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Trước khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra, đầu năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt ra nguyên tắc đối phó “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “điều quan trọng đối với Việt Nam là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xuất khẩu và ổn định mức sống của 96 triệu người trong nước”. Thủ tướng đã liên tục nhận xét về việc Việt Nam dựa vào sức mạnh nội lực để vượt qua mọi trở ngại khi đối mặt với những thách thức toàn cầu và sẽ tìm kiếm thêm các đối tác thương mại với các quốc gia ngoài 12 FTA mà Việt Nam đã ký kết. Có thể thấy, chiến lược cốt lõi mà Việt Nam nên sử dụng để đối phó với cuộc chiến thương mại là thúc đẩy ổn định vĩ mô, ổn định giá trị Việt Nam đồng và tham gia nhiều hiệp định thương mại để tăng xuất khẩu và duy trì đà

Một phần của tài liệu 085 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w