Điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế-xã hội liên quan

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 50)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 25 Km về phía Đông Bắc, trên vĩ tuyến từ 190 56' 23'' đến 200 04'10'' độ Bắc và kinh tuyến từ 1050 54' 45'' đến 1060 04'30'' độ Đông: Phía Bắc giáp với huyện Hà Trung và huyện Nga Sơn; Phía Nam giáp huyện Hoằng Hoá; Phía Đông giáp với biển Đông; Phía Tây giáp sông Mã (ranh giới với huyện Thiệu Hoá và huyện Hoằng Hoá).

Hậu Lộc được bao bọc bởi các sông: Phía Bắc là Sông Lèn, Phía Nam là sông Cầu Sài và sông Lạch Trường, Phía Đông giáp Biển Đông thuận lợi cho giao thông đường thuỷ và phát triển kinh tế tổng hợp. Đường bộ có Quốc lộ 1A đi qua các xã Đồng Lộc, Đại Lộc và Triệu Lộc theo hướng Bắc Nam. Đây là tuyến giao thông quan trọng tạo thế mạnh để khu vực Phía Tây huyện Hậu Lộc trở thành khu đô thị công nghiệp. Quốc lộ 10 chạy xuyên suốt toàn huyện, đây cũng là tuyến giao thông quan trọng tạo điều kiện để huyện phát triển kinh tế của huyện (UBND huyện Hậu Lộc, 2020).

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình Hậu Lộc nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam tạo thành hình lòng chảo, có thể chia địa hình Hậu Lộc thành 3 vùng.

Vùng đồi: Nằm phía Tây Bắc của huyện gồm các xã Triệu Lộc, Tiến Lộc, Thành Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc, Cầu Lộc, Tuy Lộc và Phong Lộc với diện tích 2.165,0ha chiếm 15,2% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đây là vùng đồi thoải, bên dưới là đất ruộng lúa nước bằng phẳng. Thuận lợi cho việc trồng lúa, chăn nuôi gia súc - cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

Vùng đồng gồm các xã: Thị Trấn, Lộc Sơn, Mỹ Lộc, Thuần Lộc, Xuân Lộc, Hoa Lộc, Liên Lộc, Phú Lộc và Quang Lộc với diện tích 6.578,09 ha chiếm 46,49% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đây là vùng chuyên canh lúa của huyện. Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai chủ yếu là phù sa có glây trung bình,

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Hậu Lộc

Nguồn: UBND huyện Hậu Lộc (2020)

Vùng ven biển gồm các xã: Minh Lộc, Ngư Lộc, Đa Lộc, Hòa Lộc, Hải Lộc và Hưng Lộc có diện tích 5.406,59 ha chiếm 38,29% diện tích tự nhiên toàn huyện đây là vùng đất được hình thành do quá trình bồi đắp của sông và biển từ xa xưa. Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, thành phần có giới chủ yếu là cát pha, dễ thoát nước, thích hợp cho việc trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu,... đây cũng là vùng có các cửa sông, cửa biển nên sẽ tập trung phát triển thủy hải sản của huyện (UBND huyện Hậu Lộc, 2020).

4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Hậu Lộc

Vị trí địa lý tạo điều kiện cho Hậu Lộc phát triển kinh tế toàn diện, dễ dàng giao lưu với bên ngoài, tiếp thu nhanh tiến bộ xã hội, nâng cao dân trí.

Hậu Lộc còn nhiều tiềm năng thế mạnh, là huyện không lớn nhưng có đủ cả 3 vùng: đồi, đồng và ven biển, có điều kiện để phát triển kinh tế toàn diện. Nếu khai thác, phát huy tốt sẽ tạo ra sự phát triển mới. Đây là thuận lợi rất cơ bản để phát triển sản xuất hàng hoá, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua (quốc lộ 1A, quốc lộ 10) và các hệ thống sông bao bọc, tạo nên hệ thống giao thông đường thuỷ - đường bộ thông suốt với các huyện trong tỉnh cũng như với tỉnh ngoài. Trên cơ sở đó, dễ dàng nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản (lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao), đây là điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng đất đai triệt để, có hiệu quả hơn. Điều kiện địa hình, đất đai và thời tiết thích hợp trồng các loại cây công nghiệp và cho gieo trồng 2 - 3 vụ/năm các loại cây hàng năm, mùa mưa đủ nước để tưới tiêu. Hệ thống lưu vực nhiều, lượng nước trên các sông suối lớn thuận tiện cho thuỷ lợi và tưới tiêu. Cơ chế chính sách đầu tư cũng có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng và cởi mở hơn, chính quyền địa phương đã phối hợp tốt với các Sở, ban, ngành của tỉnh trong việc thực hiện các công trình đầu tư trên địa bàn do các Ban, ngành quản lý, đặc biệt là trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi. Huyện cũng đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác cho đầu tư phát triển. Dân số: Dân số của huyện năm 2020 là 195.893 người; mật độ dân số bình quân đạt 1.365 người/km2; dân số đô thị chiếm 2,0%; tỷ lệ về giới nữ giới chiếm 51,62%. Tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2018-2020 là 0,98%/năm.

Lao động: Cùng với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở huyện trong thời gian qua cũng đã chuyển dịch theo hướng tích cực, từ

năm 2018-2020 tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp trong tổng lao động xã hội đã giảm được 4,96%, lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng tăng 0,71% và lao động dịch vụ tăng 4,25%. Mặc dù vậy, cho đến nay số lao động làm việc trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp, là lĩnh vực có năng suất thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 70%), số lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn ít nên năng suất lao động chung của huyện còn thấp (UBND huyện Hậu Lộc, 2020).

Bên cạnh những thuận lợi trên, Hậu Lộc có một số hạn chế sau:

Vị trí địa lý của huyện không thuộc các khu công nghiệp lớn của tỉnh, do đó nếu không năng động, sáng tạo thì sự đầu tư của Tỉnh cũng như Trung ương dễ bị “trượt qua”. Là huyện có cả 3 vùng kinh tế do đó việc xác định nền kinh tế mũi nhọn cho trước mắt và lâu dài gặp không ít khó khăn, thời tiết, khí hậu diễn biến khá phức tạp, thường xuyên bị thiên tai đe doạ, lũ lụt, hạn hán, rét đậm đã hạn chế rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói riêng và sản xuất đời sống của nhân. Một phần môi trường đất đang bị suy thoái do: khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản chưa hợp lý.

Nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều yếu tố không ổn định, thiếu bền vững do phụ thuộc phần lớn vào đầu tư từ ngân sách nhà nước, chưa gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với lao động. Quy mô nền kinh tế rất nhỏ bé, chưa có tích lũy, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh kém, thị trường bó hẹp, chủ yếu tiêu thụ nội huyện. Mặc dù trên địa bàn huyện có một số vùng trọng điểm có điều kiện phát triển nhanh, song do hạn chế về vốn đầu tư nên các vùng này chưa phát huy được khả năng và lợi thế để phát triển thành các vùng động lực thúc đẩy.

4.1.3. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng

Giao thông. Hệ thống các công trình giao thông đã hợp lý, đáp ứng được yêu cầu vận tải, đi lại, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Đường sắt dài 6,5 Km, diện tích chiếm đất là 7,15 ha. Quốc lộ 1A dài 6,6 Km, đã được Nhà nước và các tổ chức đầu tư, nâng cấp mở rộng, rải nhựa theo tiêu chuẩn quốc gia. Quốc lộ 10 dài 13,3 Km, diện tích chiếm đất 17,96 ha. Đường tỉnh, huyện lộ dài 57,7 Km, một số tuyến đường đã được giải nhựa, thuận lợi cho việc đi lại. Đường xã, thôn, xóm có tổng chiều dài là 653 Km, diện tích chiếm đất 764,38 ha được bố trí hợp lý trên địa bàn 27 xã, thị trấn trong huyện, một số đoạn rải đá cấp phối và đổ bê tông, phần lớn nền và mặt đường vẫn là đất tại chỗ.

Thuỷ lợi: Trên địa bàn có 64,8 Km kênh tưới cấp I (gồm các kênh B3, B4, kênh Bắc và kênh dẫn của 44 trạm bơm tưới). Đã được kiên cố hoá 5,5 Km, còn lại chưa được kiên cố hoá. Kênh tưới nội đồng huyện có 357 Km mương nội đồng nằm trên địa bàn 26 xã và thị trấn có đất sản xuất nông nghiệp. Có 44 trạm bơm tưới với tổng công xuất là 95000 m3/h thường xuyên hoạt động. Ngoài các hệ thống tiêu như sông Trà Giang, nước xanh, kênh 10 xã, kênh 5 xã còn có 310 Km kênh tiêu cấp I, cấp II và nội đồng, chủ yếu đào đắp bằng đất. Ngoài ra có 3 trạm bơm tiêu với tổng công xuất là 9.500 m3/h. Hệ thống đê biển dài 10 Km, mái đê phía biển đã được lát bê tông 6 Km, còn 4 Km chưa được bê tông và đắp tôn cao. Hệ thống đê hữu sông Lèn, dài 32 Km, trong đó có 20 Km đã được đắp tôn cao đúng tiêu chuẩn thiết kế. Hệ thống đê tả sông Lạch Trường, dài 10 Km, t rong đó có 5 Km đã được tôn cao đúng tiêu chuẩn thiết kế. Hệ thống đê tả sông Cầu Sài dài 3,5 Km trên địa bàn xã Thuần Lộc. Hệ thống đê tả hữu Kênh De dài 12,5Km, đã được đắp tôn cao, đảm bảo yêu cầu thông số kỹ thuật (UBND huyện Hậu Lộc, 2020).

Giáo dục, đào tạo. Hệ thống giáo dục gồm: 4 trường trung học phổ thông, 1 trường Bổ túc văn hoá, 28 trường trung học cơ sở, 34 trường Tiểu học và hệ thống trường mầm non ở các thôn..

Y tế. Hiện có 1 bệnh viện trung tâm (trên địa bàn Thị trấn), 27 trạm y tế xã, thị trấn. Số giường bệnh bình quân là 8,8 giường/1 vạn dân, tỷ lệ bình quân 2,5 bác sỹ/1 vạn dân, tỷ lệ xã có bác sỹ là 74%.

Văn hoá - Thể dục, thể thao. Đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước cũng như giáo dục truyền thống qua các ngày kỷ niệm lớn. Nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng. Đến nay toàn huyện có 187 nhà văn hoá, 105 thư viện và phòng đọc sách báo làng.

Hệ thống điện nông thôn đã được đầu tư phát triển toàn huyện, có 68 trạm biến áp hạ thế, công xuất mỗi trạm từ 100 - 300 KVA, 100% số hộ đã có điện sinh hoạt.

Bưu chính viễn thông. Mạng lưới bưu điện đã được hình thành trong toàn huyện. Số máy điện thoại trong toàn huyện là 4.850 máy, bình quân 15,8 máy/1000 dân (UBND huyện Hậu Lộc, 2020).

4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT, TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤTNÔNG NGHIỆP VÀ HIỆN TRẠNG CÁC LOẠI SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NÔNG NGHIỆP VÀ HIỆN TRẠNG CÁC LOẠI SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và tình hình biến động đất nông nghiệp

4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Huyện Hậu Lộc có khá nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hiện tại đã và đang hình thành các cụm công nghiệp tập trung như cụm công nghiệp Thị trấn Hậu Lộc, cụm công nghiệp cảng cá Hòa Lộc, Cụm Công Nghiệp Song Lộc. Bên cạnh đó còn có những cụm làng nghề như Làng nghề Minh Lộc, cụm làng nghề Tiến Lộc. Công tác quản lý khai thác đất bãi bồn ven sông, ven biển, đất nuôi trồng thủy sản, quản lý và bảo vệ rừng đất rừng đang ngày càng phát mở rộng. Vì vậy mà công tác quản lý và sử dụng đất của huyện cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại đang cần được khắc phục.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2020 Thứ tự Mục đích sử dụng Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp NNP 9.647,90 100,00

1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.847,50 70,97 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.152,60 63,77 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5.462,60 56,62 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 690,1 7,15 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 694,8 7,20

2 Đất lâm nghiệp LNP 1.456,00 15,09 2.1 Đất rừng sản xuất RSX 600,6 6,23 2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 466,3 4,83 2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 389,1 4,03 3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 682,2 7,07 4 Đất làm muối LMU 124,5 1,29 5 Đất nông nghiệp khác NKH 537,9 5,58 Nguồn: UBND huyện Hậu Lộc (2020)

Tổng diện tích đất nông nghiệp theo thống kê đất đai năm 2020 của huyện Hậu Lộc là 9.647,90 ha, trong đó: diện tích đất trồng lúa là 5.462,60 ha chiếm 56,62% tổng diện tích đất nông nghiệp; Diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 690,1 ha chiếm 7,15% tổng diện tích đất nông nghiệp; Diện tích đất trồng cây lâu năm là 694,8 ha chiếm 7,20% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Nhìn chung, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hậu Lộc cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới huyện Hậu Lộc cần quy hoạch rõ nét hơn về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tích tụ ruộng đất phù hợp cho thực hiện các dự án như sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, cánh đồng mẫu lớn…

+ Kết quả sản xuất vụ Xuân năm 2020.

Toàn huyện đã gieo trồng được 6.631,5 ha, đạt 98,9% KH và bằng 97,6% so với cùng kỳ. Trong đó:

- Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy 4.556,6 ha, đạt 101% KH và bằng 96,7 % so với cùng kỳ; trong đó diện tích lúa lai 2.053 ha, diện tích lúa thuần chất lượng và lúa thuần dùng cho chế biến 2.503,6 ha. Năng suất 58 tạ/ha; sản lượng 26.430 tấn.

- Cây lạc: Diện tích gieo trồng 431 ha, đạt 95,8 % KH và bằng 100,3% so với cùng kỳ. Vụ Xuân năm 2020 cây lạc sinh trưởng, phát triển tốt và không bị các đối tượng sâu, bệnh gây hại; năng suất 29 tạ/ha, sản lượng 1.250 tấn.

- Cây ngô: Diện tích gieo trồng 354,4 ha, đạt 98,4% KH và bằng 71,9 % so với cùng kỳ. Các giống ngô được trồng phổ biến tại địa phương CP333, CP555, CP511, VS36, HN68, HN88, HN90. Năng suất đạt 49,1 tạ/ha; sản lượng 1.739 tấn. - Cây hàng hóa các loại: Diện tích gieo trồng được 562,2 ha, đạt 93,7% KH và bằng 80,3% so với cùng kỳ. Giá trị kinh tế từ 150-180 triệu đồng/ha/vụ thu hoạch; giảm 50-70 triệu đồng/ha/vụ thu hoạch, nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên các loại cây hàng hóa xuất khẩu giá trị đạt thấp hơn so với cùng kỳ.

- Cây rau, màu các loại và cây trồng khác: Diện tích gieo trồng đạt 727,3 ha chủ yếu là cây hàng hóa các loại, rau màu ngắn ngày, khoai lang, cây thuốc lào, cỏ voi …

Tổng diện tích gieo trồng 5.644 ha. Trong đó:

- Diện tích cây lúa gieo trồng 4.742 ha, chủ yếu được cơ cấu bằng các giống lúa thuần chất lượng cao, lúa thuần dùng cho chế biến; các giống lúa được cơ cấu trong vụ Mùa: Thiên ưu 8, BT7, BC15, KD18, KD đột biến, N97, Thái Bắc 1798, Dự Hương 8. Năng suất lúa vụ Mùa 2020 đạt 58,4 tạ/ha; sản lượng 27.693,3 tấn.

- Diện tích cây ngô gieo trồng 329 ha, chủ yếu được trồng bằng các giống CP333, CP111, CP311, NK 4300, HN68, HN90. Năng suất bình quân đạt 48 tạ/ha, sản lượng 1.575 tấn.

- Cây đậu các loại 114 ha, chủ yếu là cây đậu xanh được gieo trồng bằng giống ĐX 208, ĐX14, VN99-3. Năng suất đạt 16 tạ/ha; sản lượng 182,4 tấn.

Diện tích cây rau màu các loại, cây khoai lang và các loại cây trồng hàng hóa khác gieo trồng 462 ha, chủ yếu là các loại rau màu phục vụ nhu cầu thị trường. Diện tích cây trồng hàng hoá tập trung gắn với liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp đạt kết quả cao 1.346,3 ha, đạt 94%, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích ở các loại cây trồng đạt khá cao, bình quân đạt trên 150 triệu đồng/ha/vụ thu hoạch, cao hơn so với các loại cây trồng không tham gia thực hiện liên kết sản xuất từ 50-70 triệu đồng/ha/vụ thu hoạch. Một số diện tích

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 50)