Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 67 - 70)

Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng.

Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông nghiệp là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa đó thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội.

Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp thông qua các kiểu sử dụng đất, học viên tiến hành so sánh mức độ sử dụng lao động, giá trị một công lao động và mức tiêu thụ sản phẩm của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng.

4.3.2.1. Tiểu vùng 1

Có thể thấy rằng các LUT khác nhau thì mức thu hút lao động cũng như giá trị ngày công lao động có sự khác nhau. Và trong mỗi LUT thì mỗi kiểu sử dụng đất, công thức luân canh có mức thu hút lao động khác nhau. Kết quả của tiểu vùng 1 thể hiện qua bảng 4.9.

Bảng 4.9. Hiệu quả xã hội các LUT tiểu vùng 1 LUT Kiểu sử dụng đất CLĐ (công) GTNC (1000 đồng/công) Mức tiêu thụ sản phẩm (%) Chuyên lúa LX - LM 582 80,07 25 1 vụ lúa - Màu

LM - dưa chuột - ngô 846 76,36 90 LM - đậu tương - khoai lang 818 78 70

Chuyên rau - màu

Dưa hấu - đậu cô ve - lạc 1184 74,66 80 Ngô xuân - đậu tương - ngô đông 1308 82,19 85 Lạc - ngô - cải bắp 919 80,3 70 Lạc - ngô - cải bẹ 853 130,83 55 Khoai tây - đậu cô ve - lạc 638 136,05 60 Cây ăn quả Bưởi 720 240,69 70

Nhãn 600 310,33 70

LUT chuyên lúa (lúa xuân - lúa mùa) với tổng số công lao động là 582 ngày công/ha, giá trị ngày công là 80,07 nghìn đồng/ngày công. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh lương thực, khi diện tích đất trồng lúa càng ngày càng giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp hoặc chuyển sang các loại cây trồng khác, trong thời gian tới ở tiểu vùng 1 cần có quy hoạch tập trung thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao.

Đối với LUT 1 vụ lúa - màu với 2 kiểu sử dụng đất Lúa xuân - dưa chuột - ngô có mức đầu tư lao động cao nhất (846 công). Mức tiêu thụ sản phẩm đạt 90%, những sản phẩm dưa chuột, ngô chủ yếu tiêu thụ tại địa phương và các huyện lân cận.

Đối với LUT chuyên rau - màu có 5 kiểu sử dụng đất, có kiểu sử dụng đất Ngô xuân - đậu tương - ngô đông có sử dụng ngày công lao động cao nhất là 1.308 ngày công, với giá trị ngày công lao động đạt 82,19 nghìn đồng/công lao động. Kiểu sử dụng đất khoai tây - đậu cô ve - lạc có số ngày công lao động ít nhất là 638 ngày công, với giá trị trung bình đạt 136,05 nghìn đồng/ngày công lao động.

Đối với cây ăn quả thì đối với cây bưởi cần nhiều công lao động so với cây nhãn do cây bưởi thường phải tỉa bớt hoa, thu hoạch bưởi mất nhiều công lao động so với thu hoạch cây nhãn. Vì vậy, số ngày công lao động của cây bưởi là 720 ngày công, với giá trị ngày công trung bình đạt 240,69 nghìn đồng.

4.3.2.2. Tiểu vùng 2

Ở tiểu vùng 2, kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa có tổng số ngày công lao động là 575 ngày, với giá trị ngày công trung bình đạt 85,6 nghìn đồng. Mức tiêu thụ sản phẩm đạt 20%.

Bảng 4.10. Hiệu quả xã hội các LUT tiểu vùng 2 Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất CLĐ (công) GTNC (1000 đồng/công) Mức tiêu thụ sản phẩm (%) Chuyên lúa LX - LM 575 85,6 20 2 vụ lúa - màu LX - LM- ngô 718 105,3 55 LX - LM- khoai lang 727 78,5 80 LX - LM- su hào 659 142,5 50 LX - LM- cải bắp 682 135,8 75 LX - LM- cải bẹ 638 150 60 LX - LM- dưa chuột 708 126,4 63

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

bình 689 ngày công, giá trị trung bình đạt 122,1 nghìn đồng/công lao động. Trong đó kiểu sử dụng đất LX - LM- su hào đạt hiệu quả xã hội cao nhất vì có số ngày công lao động ít với 659 ngày công, số tiền thu được 1 ngày công lao động đạt 142,5 nghìn đồng/ngày công. Đối với kiểu sử dụng đất LX - LM- khoai lang có hiệu quả xã hội thấp nhất, có số ngày công lao động cao 727 ngày công, giá trị thu nhập đạt 78,5 nghìn đồng/công lao động.

4.3.2.3. Tiểu vùng 3

Kiểu sử dụng đất chuyên lúa có số ngày công lao động là 560 ngày công, giá trị thu nhập 1 ngày công lao động là 86,96 nghìn đồng/ngày công, mức tiêu thụ sản phẩm đạt 28%.

Đối với kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa - màu có kiểu sử dụng LX - LM - khoai lang có số lượng ngày công cao đạt 786 ngày công, giá trị trung bình đạt 111,41 nghìn đồng/công lao động.

Nhìn chung, có thể thấy rằng cùng một loại hình sử dụng đất, hay cùng một kiểu sử dụng đất nhưng nếu đặt ở 3 tiểu vùng khác nhau thì có mức đầu tư công lao động cũng như GTNC khác nhau. Lý do có sự khác nhau ở đây là 3 vùng riêng của huyện có địa hình và điều kiện, tiềm năng khác nhau, nên công chăm sóc, làm đất, cày bừa khác nhau.

Bảng 4.11. Hiệu quả xã hội các LUT tiểu vùng 3 Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất CLĐ (công) GTNC (1000 đồng/công) Mức tiêu thụ sản phẩm (%) Chuyên lúa LX - LM 560 86,96 28 2 vụ lúa - Màu LX - LM - ngô 786 72,14 63 LX - LM - khoai lang 824 111,41 90

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

Khi được hỏi về vấn đề nâng cao trình độ và áp dụng khoa học kỹ thuật hầu hết người dân đều trả lời là hàng năm vẫn được đi dự các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật đối với cây trồng vật nuôi và tuyên truyền của cán bộ khuyến nông huyện. Bên cạnh đó vấn đề tiêu thụ nông sản cũng là mối quan tâm của người dân và đây cũng là một chỉ tiêu để chúng ta đánh giá hiệu quả xã hội và việc sử dụng đất nông nghiệp. Theo điều tra nông hộ, hầu hết khi muốn tiêu thụ nông sản người dân thường mang ra chợ, bán cho những người cùng xóm hoặc bán cho

thương lái. Do vậy có những trường hợp sau khi bán xong giá thóc, giá rau màu tăng lên làm cho người dân thua thiệt và bị ép giá. Nguyên nhân của việc này là người dân không nắm được thông tin thị trường, giá cả và chưa có các tổ chức tiêu thụ có tính chu kỳ.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 67 - 70)