Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 38 - 41)

+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn; + Đánh giá các tài nguyên nước bền vững; + Đánh giá quản lý đất đai;

+ Đánh giá hệ thống cây trồng;

+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệ cây trồng;

+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;

+ Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua kết quả điều tra về việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mức độ che phủ đất và nhận xét của nông dân đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại.

2.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNGNGHIỆP NGHIỆP

2.4.1. Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hiện nay tại Việt Nam

Nông nghiệp là lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh hơn cả trong các ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay. Thành tựu của ngành trong vài thập kỷ qua thực sự ấn tượng, góp phần ổn định chính trị - xã hội cho đất nước, đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Theo Cục Trồng trọt, hiện tỷ trọng lĩnh vực trồng trọt

chiếm 73% GDP cơ cấu trong nông nghiệp; hàng chục ngành hàng nông sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng trên 50% giá trị xuất khẩu nông nghiệp. Theo kết quả thống kê diện tích đất đai 2013 (tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2014), cả nước có tổng diện tích tự nhiên 33.096.731 ha bao gồm đất nông nghiệp 26.822.953 ha chiếm 81,04%, đất phi nông nghiệp 3.796.871 ha chiếm 11,47% và đất chưa sử dụng 2.476.1908 ha chiếm 7,49% diện tích tự nhiên (Hội nông dân Việt Nam, 2015).

Năm 2020, nhóm đất nông nghiệp là 27.987,57 nghìn ha, tăng 1.761,18 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng khoảng 176,12 nghìn ha/năm), diện tích tăng tập trung chủ yếu vào đất rừng đặc dụng, rừng sản xuất và đất nuôi trồng thủy sản, trong đó:

+ Theo mục đích sử dụng: Đất trồng lúa có 3.916,58 nghìn ha; trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 3.175,81 ha; Đất rừng phòng hộ có 5.117,29 nghìn ha; Đất rừng đặc dụng có 2.293,47 nghìn ha; Đất rừng sản xuất có 7.995,40 nghìn ha; trong đó đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên 3.968,98 nghìn ha; Các loại đất nông nghiệp khác còn lại là 8.864,83 nghìn ha.

+ Theo các vùng

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 8.038,44 nghìn ha, chiếm 84,45% diện tích tự nhiên của vùng và 28,72% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước, tăng 774,30 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng 77,43 nghìn ha/năm);

Vùng Đồng bằng sông Hồng có 1.432,16 nghìn ha, chiếm 67,39% diện tích tự nhiên của vùng và 5,12% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước, giảm 26,78 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân giảm 2,78 nghìn ha/năm);

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: có 8.242,80 nghìn ha, chiếm 86,00% diện tích tự nhiên của vùng và 29,45% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước, tăng 818,24 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng 81,82 nghìn ha/năm);

Vùng Tây Nguyên có 5.005,08 nghìn ha, chiếm 91,76% diện tích tự nhiên của vùng và 17,88% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước, tăng 179,19 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng khoảng 17,92 nghìn ha/năm);

Vùng Đông Nam Bộ có 1.880,88 nghìn ha, chiếm 79,86% diện tích tự nhiên của vùng và 6,72% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước, giảm 21,14 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân giảm 2,11 nghìn ha/năm);

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 3.388,21 nghìn ha, chiếm 82,80% diện tích tự nhiên của vùng và 12,11% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước, giảm 16,19 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân giảm 1,62 nghìn ha/năm).

Đất nông nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ trọng đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm 67,1% diện tích toàn vùng và vùng đất nông nghiệp. Ít nhất là vùng Duyên hải miền Trung. Đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đất tại các vùng nên độ phì và độ màu mỡ của đất nông nghiệp giữa các vùng cũng khác nhau. Đồng bằng Sông Hồng với Đồng bằng Sông Cửu Long đất đai ở hai vùng này được bồi tụ phù sa thường xuyên nên rất màu mỡ, mỗi năm đất phù sa bồi tụ ở Đồng bằng Sông Cửu Long thêm 80m. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phần lớn là đất bazan.

Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phân mảnh đất đai cao nhất so với khu vực và thế giới. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người trên thế giới là 0,52ha, trong khu vực là 0,36ha thì ở Việt Nam là 0,25ha. Sau mỗi hai chục năm, tình trạng phân mảnh tăng gấp đôi. Sự phân mảnh còn dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai được sử dụng làm ranh giới, bờ bao. Con số này không dưới 4% diện tích canh tác.

Quỹ đất nông nghiệp tiếp tục suy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa. Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta, đặc biệt năm 2007 giảm 120 nghìn hécta, trong khi mỗi năm số lao động bước ra khỏi ruộng đồng chỉ vào khoảng 400 ngàn người. Hơn nữa, mức gia tăng dân số ở nông thôn không giảm nhiều như mong đợi, khiến cho bình quân đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm mạnh.

Hiện quỹ đất chưa sử dụng có thể tiếp tục khai thác ở nước ta còn không đáng kể. Trong khi đó biến đổi khí hậu có khả năng làm cho diện tích đất có thể sử dụng có nguy cơ bị thu hẹp.

Vấn đề quản lý, sử dụng đất đai đang bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế-xã hội như diện tích đất ngày càng thu hẹp, quản lý sử dụng kém hiệu quả, mất đất canh tác…

Vùng miền núi có những vấn đề liên quan tới quá trình thoái hóa đất, ở miền núi, nguyên nhân suy thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng chất hóa học trong sản xuất, việc triển khai các công trình giao thông, nhà ở… Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động (Lê Hải Đường, 2007).

Đất nông nghiệp chỉ chiếm 28,38% và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục cho các mục đích khác nhau. So với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp rất thấp. Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người nông dân rất thấp là một trở ngại to lớn. Để vượt qua, phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp theo hướng sinh thái.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 của tỉnh Thanh Hóa là 1111470,07 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 863073,67 ha chiếm 77,65% tổng diện tích tự nhiên (đất trồng lúa là 113752,85 ha; đất trồng cây lâu năm 42404,52 ha); Diện tích đất phi nông nghiệp là 235203,03 ha chiếm 21,16%; Diện tích đất chưa sử dụng là 13193,72 ha chiếm 1,19% tổng diện tích tự nhiên.

Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa thiếu thận trọng vào bất cứ việc gì cũng đều gây lãng phí và con cháu chúng ta sẽ gánh chịu những hậu quả khó lường.

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w