Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 35 - 38)

Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu công việc mang lại. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn và nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta cần xem xét kết quả mang lại như thế nào? Chi phí bỏ ra để mang lại kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế khi đánh giá hiệu quản sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra kết quả đó. Đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh cũng là một nội dung đánh giá hiệu quả.

Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận điểm của Mac và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau:

Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, thể hiện trình độ sử dụng nguồn lực xã hội. C.Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời kỳ.

Thứ hai: Theo quan điểm lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống xã hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu con người là những yếu tố khách quan phản ảnh mối quan hệ của con người đối với môi trường bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất giữa sản xuất xã hội và môi trường.

Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt trong mọi hoạt động kinh tế. Trong quy hoạch và quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc với một kết quả nhất định với chi phí lớn hơn.

Như vậy, bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực để phát triển bền vững.

* Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).

Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

TNHH = GTSX - CPTG

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất (Nguyễn Duy Tính, 1995).

Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay là phải thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy; đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về ăn, mặc, và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đó bền vững hơn, ngược lại sẽ không được người dân ủng hộ.

Theo Nguyễn Duy Tính (1995), hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp.

Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau: Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân; Đáp ứng mục tiêu chiến lược

phát triển của vùng; Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ mầu mỡ của đất đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (Nguyễn Ích Tân, 2010).

Theo Đỗ Nguyên Hải (1999), chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w