Quan điểm sử dụng đất nôngnghiệp bền vững

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 33)

2.3.1. Quan điểm sử dụng đất bền vững

Là một hệ sinh thái, một phần do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ con người, hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động mạnh mẽ nhất từ chính con người. Các tác động của con người, nhiều khi đã làm cho hệ sinh thái biến đổi vượt quá khả năng tự điều chỉnh của đất. Con người đã không chỉ tác động vào đất đai mà còn tác động cả vào khí quyển, nguồn nước để tạo ra một lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều trong khi các hoạt động cải tạo đất chưa được quan tâm đúng mức và hậu quả là đất đai cũng như các nhân tố tự nhiên khác bị thay đổi theo chiều hướng ngày một xấu đi. Ngày nay, nhiều vùng đất đai màu mỡ đã bị thoái hóa nghiêm trọng, kéo theo sự xói mòn đất và suy giảm nguồn nước đi kèm với hạn hán, lũ lụt,.. Vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống của con người trong hiện tại và tương lai cần phải có những chiến lược về sử dụng đất để không chỉ duy trì những khả năng hiện có của đất mà còn khôi phục những

khả năng đã mất. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” ra đời trên cơ sở của những mong muốn trên (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013).

Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa đảm bảo nhu cầu của các thế hệ tương lai. Một quan niệm khác cho rằng: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau. Để phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta cần nắm vững mục tiêu về tác dụng lâu bền của từng mô hình, để duy trì và phát triển đa dạng sinh học.

Tại Việt Nam, việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:

Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận.

Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao được đời sống nhân dân, thu hút được lao động, phù hợp với phong tục tập quán của người dân.

Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất

Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên để giúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng sinh thái (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000).

Nhìn chung, hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức đa dạng trên nhiều vùng đất khác nhau và cũng vì thế khái niệm sử dụng đất bền vững thể hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từng vùng đất xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người. Đất đai trong sản xuất nông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định, không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và sinh vật (Nguyễn Thị Vòng, 2001).

2.3.2. Tiêu chí đánh giá tính bền vững

Các tiêu chí đánh giá sử dụng bền vững là căn cứ để xem xét đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững hiện tại và tương lai, xác định các loại hình sử dụng đất phù hợp, đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền

vững. Theo FAO, 1976 tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững bao gồm: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về mặt môi trường.

+ Bền vững về mặt kinh tế: Tổng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ người sử dụng sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng; Tổng giá trị xuất khẩu, thu nhập hỗn hợp, hiệu quả đồng vốn và giá trị ngày công lao động là các chỉ tiêu cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất. Các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao phải mang lại giá trị cao cho người sản xuất thông qua các chỉ tiêu trên; Giảm rủi ro về sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

+ Bền vững về mặt xã hội: Hệ thống sử dụng đất hải thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hộ. Đáp ứng như cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muộn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường…). Sản phẩm thu được cần thỏa mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầy cuộc sống hằng ngày của người dân. Hệ thống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền thụ hưởng lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoản với lợi ích các bên cụ thể. Loại hình sử dụng đất phải phù hợp với năng lực của nông hộ về đất đai, nhân lực, vỗn, kỹ năng, có khả năng cung cấp sản phầm hàng hóa, phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương khu vực. Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với pháp luật hiện hành, phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương, tăng cường khả năng tham gia của người dân, đạt được sự hồng thuận của cộng đồng.

+ Bền vững về mặt môi trường: Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế các quá trình thoái hóa đất do tác động tự nhiên: xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa; Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm do hoạt động của con người: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân vô cơ hợp lý; Giảm mức độ ô nhiễm, nhiễm mặn, nhiễm phèn đất, nước, hạn chế cát bay, giảm thiểu xói mòn, thoái hóa đến mức cho phép, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ và nâng cao đa dạng sinh học, tăng độ che phủ, bảo vệ nguồn nước (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013).

Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu công việc mang lại. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn và nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta cần xem xét kết quả mang lại như thế nào? Chi phí bỏ ra để mang lại kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế khi đánh giá hiệu quản sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra kết quả đó. Đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh cũng là một nội dung đánh giá hiệu quả.

Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận điểm của Mac và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau:

Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, thể hiện trình độ sử dụng nguồn lực xã hội. C.Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời kỳ.

Thứ hai: Theo quan điểm lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống xã hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu con người là những yếu tố khách quan phản ảnh mối quan hệ của con người đối với môi trường bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất giữa sản xuất xã hội và môi trường.

Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt trong mọi hoạt động kinh tế. Trong quy hoạch và quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc với một kết quả nhất định với chi phí lớn hơn.

Như vậy, bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực để phát triển bền vững.

* Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).

Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

TNHH = GTSX - CPTG

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất (Nguyễn Duy Tính, 1995).

Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay là phải thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy; đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về ăn, mặc, và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đó bền vững hơn, ngược lại sẽ không được người dân ủng hộ.

Theo Nguyễn Duy Tính (1995), hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp.

Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau: Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân; Đáp ứng mục tiêu chiến lược

phát triển của vùng; Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ mầu mỡ của đất đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (Nguyễn Ích Tân, 2010).

Theo Đỗ Nguyên Hải (1999), chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là:

+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn; + Đánh giá các tài nguyên nước bền vững; + Đánh giá quản lý đất đai;

+ Đánh giá hệ thống cây trồng;

+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệ cây trồng;

+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;

+ Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua kết quả điều tra về việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mức độ che phủ đất và nhận xét của nông dân đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại.

2.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNGNGHIỆP NGHIỆP

2.4.1. Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hiện nay tại Việt Nam

Nông nghiệp là lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh hơn cả trong các ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay. Thành tựu của ngành trong vài thập kỷ qua thực sự ấn tượng, góp phần ổn định chính trị - xã hội cho đất nước, đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Theo Cục Trồng trọt, hiện tỷ trọng lĩnh vực trồng trọt

chiếm 73% GDP cơ cấu trong nông nghiệp; hàng chục ngành hàng nông sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng trên 50% giá trị xuất khẩu nông nghiệp. Theo kết quả thống kê diện tích đất đai 2013 (tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2014), cả nước có tổng diện tích tự nhiên 33.096.731 ha bao gồm đất nông nghiệp 26.822.953 ha chiếm 81,04%, đất phi nông nghiệp 3.796.871 ha chiếm 11,47% và đất chưa sử dụng 2.476.1908 ha chiếm 7,49% diện tích tự nhiên (Hội nông dân Việt Nam, 2015).

Năm 2020, nhóm đất nông nghiệp là 27.987,57 nghìn ha, tăng 1.761,18 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng khoảng 176,12 nghìn ha/năm), diện tích tăng tập trung chủ yếu vào đất rừng đặc dụng, rừng sản xuất và đất nuôi trồng thủy sản, trong đó:

+ Theo mục đích sử dụng: Đất trồng lúa có 3.916,58 nghìn ha; trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 3.175,81 ha; Đất rừng phòng hộ có 5.117,29 nghìn ha; Đất rừng đặc dụng có 2.293,47 nghìn ha; Đất rừng sản xuất có 7.995,40 nghìn ha; trong đó đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên 3.968,98 nghìn ha; Các loại đất nông nghiệp khác còn lại là 8.864,83 nghìn ha.

+ Theo các vùng

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 8.038,44 nghìn ha, chiếm 84,45% diện tích tự nhiên của vùng và 28,72% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước, tăng 774,30 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng 77,43 nghìn ha/năm);

Vùng Đồng bằng sông Hồng có 1.432,16 nghìn ha, chiếm 67,39% diện tích tự nhiên của vùng và 5,12% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước, giảm 26,78 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân giảm 2,78 nghìn ha/năm);

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: có 8.242,80 nghìn ha, chiếm 86,00% diện tích tự nhiên của vùng và 29,45% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước, tăng 818,24 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng 81,82 nghìn ha/năm);

Vùng Tây Nguyên có 5.005,08 nghìn ha, chiếm 91,76% diện tích tự nhiên của vùng và 17,88% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước, tăng 179,19 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng khoảng 17,92 nghìn ha/năm);

Vùng Đông Nam Bộ có 1.880,88 nghìn ha, chiếm 79,86% diện tích tự nhiên của vùng và 6,72% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước, giảm 21,14 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân giảm 2,11 nghìn ha/năm);

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 3.388,21 nghìn ha, chiếm 82,80% diện tích tự nhiên của vùng và 12,11% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước, giảm 16,19 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân giảm 1,62 nghìn ha/năm).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w