Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Hậu Lộc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 53 - 54)

Vị trí địa lý tạo điều kiện cho Hậu Lộc phát triển kinh tế toàn diện, dễ dàng giao lưu với bên ngoài, tiếp thu nhanh tiến bộ xã hội, nâng cao dân trí.

Hậu Lộc còn nhiều tiềm năng thế mạnh, là huyện không lớn nhưng có đủ cả 3 vùng: đồi, đồng và ven biển, có điều kiện để phát triển kinh tế toàn diện. Nếu khai thác, phát huy tốt sẽ tạo ra sự phát triển mới. Đây là thuận lợi rất cơ bản để phát triển sản xuất hàng hoá, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua (quốc lộ 1A, quốc lộ 10) và các hệ thống sông bao bọc, tạo nên hệ thống giao thông đường thuỷ - đường bộ thông suốt với các huyện trong tỉnh cũng như với tỉnh ngoài. Trên cơ sở đó, dễ dàng nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản (lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao), đây là điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng đất đai triệt để, có hiệu quả hơn. Điều kiện địa hình, đất đai và thời tiết thích hợp trồng các loại cây công nghiệp và cho gieo trồng 2 - 3 vụ/năm các loại cây hàng năm, mùa mưa đủ nước để tưới tiêu. Hệ thống lưu vực nhiều, lượng nước trên các sông suối lớn thuận tiện cho thuỷ lợi và tưới tiêu. Cơ chế chính sách đầu tư cũng có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng và cởi mở hơn, chính quyền địa phương đã phối hợp tốt với các Sở, ban, ngành của tỉnh trong việc thực hiện các công trình đầu tư trên địa bàn do các Ban, ngành quản lý, đặc biệt là trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi. Huyện cũng đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác cho đầu tư phát triển. Dân số: Dân số của huyện năm 2020 là 195.893 người; mật độ dân số bình quân đạt 1.365 người/km2; dân số đô thị chiếm 2,0%; tỷ lệ về giới nữ giới chiếm 51,62%. Tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2018-2020 là 0,98%/năm.

Lao động: Cùng với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở huyện trong thời gian qua cũng đã chuyển dịch theo hướng tích cực, từ

năm 2018-2020 tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp trong tổng lao động xã hội đã giảm được 4,96%, lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng tăng 0,71% và lao động dịch vụ tăng 4,25%. Mặc dù vậy, cho đến nay số lao động làm việc trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp, là lĩnh vực có năng suất thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 70%), số lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn ít nên năng suất lao động chung của huyện còn thấp (UBND huyện Hậu Lộc, 2020).

Bên cạnh những thuận lợi trên, Hậu Lộc có một số hạn chế sau:

Vị trí địa lý của huyện không thuộc các khu công nghiệp lớn của tỉnh, do đó nếu không năng động, sáng tạo thì sự đầu tư của Tỉnh cũng như Trung ương dễ bị “trượt qua”. Là huyện có cả 3 vùng kinh tế do đó việc xác định nền kinh tế mũi nhọn cho trước mắt và lâu dài gặp không ít khó khăn, thời tiết, khí hậu diễn biến khá phức tạp, thường xuyên bị thiên tai đe doạ, lũ lụt, hạn hán, rét đậm đã hạn chế rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói riêng và sản xuất đời sống của nhân. Một phần môi trường đất đang bị suy thoái do: khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản chưa hợp lý.

Nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều yếu tố không ổn định, thiếu bền vững do phụ thuộc phần lớn vào đầu tư từ ngân sách nhà nước, chưa gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với lao động. Quy mô nền kinh tế rất nhỏ bé, chưa có tích lũy, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh kém, thị trường bó hẹp, chủ yếu tiêu thụ nội huyện. Mặc dù trên địa bàn huyện có một số vùng trọng điểm có điều kiện phát triển nhanh, song do hạn chế về vốn đầu tư nên các vùng này chưa phát huy được khả năng và lợi thế để phát triển thành các vùng động lực thúc đẩy.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w