Hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất nôngnghiệp và hiện

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 56 - 60)

NGHIỆP

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và tình hình biến động đất nông nghiệp

4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Huyện Hậu Lộc có khá nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hiện tại đã và đang hình thành các cụm công nghiệp tập trung như cụm công nghiệp Thị trấn Hậu Lộc, cụm công nghiệp cảng cá Hòa Lộc, Cụm Công Nghiệp Song Lộc. Bên cạnh đó còn có những cụm làng nghề như Làng nghề Minh Lộc, cụm làng nghề Tiến Lộc. Công tác quản lý khai thác đất bãi bồn ven sông, ven biển, đất nuôi trồng thủy sản, quản lý và bảo vệ rừng đất rừng đang ngày càng phát mở rộng. Vì vậy mà công tác quản lý và sử dụng đất của huyện cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại đang cần được khắc phục.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2020 Thứ tự Mục đích sử dụng Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp NNP 9.647,90 100,00

1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.847,50 70,97 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.152,60 63,77 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5.462,60 56,62 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 690,1 7,15 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 694,8 7,20

2 Đất lâm nghiệp LNP 1.456,00 15,09 2.1 Đất rừng sản xuất RSX 600,6 6,23 2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 466,3 4,83 2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 389,1 4,03 3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 682,2 7,07 4 Đất làm muối LMU 124,5 1,29 5 Đất nông nghiệp khác NKH 537,9 5,58 Nguồn: UBND huyện Hậu Lộc (2020)

Tổng diện tích đất nông nghiệp theo thống kê đất đai năm 2020 của huyện Hậu Lộc là 9.647,90 ha, trong đó: diện tích đất trồng lúa là 5.462,60 ha chiếm 56,62% tổng diện tích đất nông nghiệp; Diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 690,1 ha chiếm 7,15% tổng diện tích đất nông nghiệp; Diện tích đất trồng cây lâu năm là 694,8 ha chiếm 7,20% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Nhìn chung, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hậu Lộc cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới huyện Hậu Lộc cần quy hoạch rõ nét hơn về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tích tụ ruộng đất phù hợp cho thực hiện các dự án như sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, cánh đồng mẫu lớn…

+ Kết quả sản xuất vụ Xuân năm 2020.

Toàn huyện đã gieo trồng được 6.631,5 ha, đạt 98,9% KH và bằng 97,6% so với cùng kỳ. Trong đó:

- Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy 4.556,6 ha, đạt 101% KH và bằng 96,7 % so với cùng kỳ; trong đó diện tích lúa lai 2.053 ha, diện tích lúa thuần chất lượng và lúa thuần dùng cho chế biến 2.503,6 ha. Năng suất 58 tạ/ha; sản lượng 26.430 tấn.

- Cây lạc: Diện tích gieo trồng 431 ha, đạt 95,8 % KH và bằng 100,3% so với cùng kỳ. Vụ Xuân năm 2020 cây lạc sinh trưởng, phát triển tốt và không bị các đối tượng sâu, bệnh gây hại; năng suất 29 tạ/ha, sản lượng 1.250 tấn.

- Cây ngô: Diện tích gieo trồng 354,4 ha, đạt 98,4% KH và bằng 71,9 % so với cùng kỳ. Các giống ngô được trồng phổ biến tại địa phương CP333, CP555, CP511, VS36, HN68, HN88, HN90. Năng suất đạt 49,1 tạ/ha; sản lượng 1.739 tấn. - Cây hàng hóa các loại: Diện tích gieo trồng được 562,2 ha, đạt 93,7% KH và bằng 80,3% so với cùng kỳ. Giá trị kinh tế từ 150-180 triệu đồng/ha/vụ thu hoạch; giảm 50-70 triệu đồng/ha/vụ thu hoạch, nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên các loại cây hàng hóa xuất khẩu giá trị đạt thấp hơn so với cùng kỳ.

- Cây rau, màu các loại và cây trồng khác: Diện tích gieo trồng đạt 727,3 ha chủ yếu là cây hàng hóa các loại, rau màu ngắn ngày, khoai lang, cây thuốc lào, cỏ voi …

Tổng diện tích gieo trồng 5.644 ha. Trong đó:

- Diện tích cây lúa gieo trồng 4.742 ha, chủ yếu được cơ cấu bằng các giống lúa thuần chất lượng cao, lúa thuần dùng cho chế biến; các giống lúa được cơ cấu trong vụ Mùa: Thiên ưu 8, BT7, BC15, KD18, KD đột biến, N97, Thái Bắc 1798, Dự Hương 8. Năng suất lúa vụ Mùa 2020 đạt 58,4 tạ/ha; sản lượng 27.693,3 tấn.

- Diện tích cây ngô gieo trồng 329 ha, chủ yếu được trồng bằng các giống CP333, CP111, CP311, NK 4300, HN68, HN90. Năng suất bình quân đạt 48 tạ/ha, sản lượng 1.575 tấn.

- Cây đậu các loại 114 ha, chủ yếu là cây đậu xanh được gieo trồng bằng giống ĐX 208, ĐX14, VN99-3. Năng suất đạt 16 tạ/ha; sản lượng 182,4 tấn.

Diện tích cây rau màu các loại, cây khoai lang và các loại cây trồng hàng hóa khác gieo trồng 462 ha, chủ yếu là các loại rau màu phục vụ nhu cầu thị trường. Diện tích cây trồng hàng hoá tập trung gắn với liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp đạt kết quả cao 1.346,3 ha, đạt 94%, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích ở các loại cây trồng đạt khá cao, bình quân đạt trên 150 triệu đồng/ha/vụ thu hoạch, cao hơn so với các loại cây trồng không tham gia thực hiện liên kết sản xuất từ 50-70 triệu đồng/ha/vụ thu hoạch. Một số diện tích cây trồng hàng hóa đạt giá trị kinh tế cao như rau cải chân vịt, cây hành lá, cây khoai tây, cây đậu tương rau.

Mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được ứng dụng rộng rãi, làm giảm đầu vào trong sản xuất và nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích như: gieo cấy bằng mạ khay máy cấy, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay không người lái và thu hoạch đậu tương rau bằng máy thu hoạch quả. Diện tích các loại cây trồng thực hiện tích tụ tập trung đất đai để sản xuất với quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao đã mang lại giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích như mô hình thuê đất để sản xuất cây lúa hàng hóa tại xã Tiến Lộc, Phong Lộc, Thành Lộc; mô hình chuyển nhượng đất để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hòa Lộc, Phú Lộc, Quang Lộc và Hoa Lộc.

Chuỗi liên kết sản xuất cây lúa giữa HTX NN Thành Lộc với Công ty TNHH An Thành Phong, Thanh Hóa với diện tích 50 ha/vụ bằng giống lúa N97; sau khi thu hoạch xong công ty thu mua lúa tươi ngay tại đầu bờ đã giảm đáng kể

chi phí sản xuất, vận chuyển và công phơi sấy. Trong năm 2020 mô hình trình diễn các giống lúa mới: Dự hương 8, TH8, Smax 555, … sinh trưởng, phát triển khá tốt, chống chịu tốt với các loại sâu bệnh, có năng suất đạt khá cao; chất lượng gạo ngon; đây là cơ sở để các xã, thị trấn đưa vào sản xuất đại trà trong những năm tiếp theo.

4.2.1.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2018-2020

Từ bảng 4.2 cho thấy, diện tích đất nông nghiệp năm 2020 là 9.647,9 ha tăng 182,5 ha so với năm 2018. Nguyên nhân do phương pháp kiểm kê năm 2020, sử dụng địa giới hành chính Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 về việc phê duyệt dự án “hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”. Cụ thể:

- Diện tích đất trồng lúa năm 2020 là 5.462,6 giảm 508,8 ha so với năm 2018. Diện tích đất trồng lúa giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng (cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản…)

- Đất trồng cây hàng năm khác năm 2020 là 690,1 giảm 64,3 ha so với năm 2018, diện tích đất trồng cây hàng năm giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp.

- Đất trồng cây lâu năm năm 2020 là 694,8 tăng 212,7 ha so với năm 2018, diện tích đất trồng cây tăng do được chuyển từ đất trồng rừng sản xuất sang và đất trồng lúa chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

- Đất trồng rừng sản xuất năm 2020 là 600,6 ha giảm 78,6 ha so với năm 2018, diện tích đất trồng rừng sản xuất chuyển sang đất trồng cây lâu năm và đất phi nông nghiệp.

- Đất nuôi trồng thủy sản năm 2020 là 682,2 ha tăng 18,10 ha so với năm 2018, diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng do đất trồng lúa chuyển sang, và đưa đất có mặt nước chuyên dùng vào nuôi trồng thủy sản.

- Đất nông nghiệp khác năm 2020 là 537,9 ha tăng 518,4 ha so với năm 2018 do đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất chưa sử dụng chuyển sang...

Nhìn chung, biến động sử dụng đất giai đoạn 2018-2020 cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu mở rộng diện tích đất phi nông nghiệp (đất ở, sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ,d dất hạ tầng…). Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, huyện Hậu Lộc cần có quy hoạch cụ thể hơn để đảm bảo an ninh lương thực, góp phần phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững.

Bảng 4.2. Biến động đất đai giai đoạn 2018 - 2020 huyện Hậu Lộc ĐVT: ha Thứ tự Mục đích sử dụng Diện tích năm 2020 So với năm 2018 Diện tích Tăng (+) giảm (-) Đất nông nghiệp NNP 9.647,9 9.465,4 182,5 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.847,5 7.207,8 -360,3 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.152,6 6.725,7 -573,1 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5.462,6 5.971,4 -508,8 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 690,1 754,3 -64,3 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 694,8 482,1 212,7 2 Đất lâm nghiệp LNP 1.456,0 1.443,3 12,6 2.1 Đất rừng sản xuất RSX 600,6 679,1 -78,6 2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 466,3 611,6 -145,3 2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 389,1 152,6 236,5 3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 682,2 664,1 18,1 4 Đất làm muối LMU 124,5 130.7 -6,3 5 Đất nông nghiệp khác NKH 537,9 19,5 518,4 Nguồn: UBND huyện Hậu Lộc (2018-2020)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w