công vụ
Đối với khách hàng làm ăn tốt và trả nợ đầy đủ cho NHPT hoặc khách hàng còn tiếp tục vay vốn tại NHPT thì việc ký hợp đồng kế thừa quyền và nghĩa vụ với Chi nhánh là thuận lợi “xuôi chèo mát mái”.
Nhưng đối với khách hàng có nợ dây dưa và không còn tiếp tục vay vốn với NHPT nữa thì việc ký hợp đồng kế thừa quyền và nghĩa vụ với Chi nhánh thật sự khó khăn. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi tìm cách thoái thác, trì hoãn thậm chí là tránh gặp gỡ với cán bộ của NHPT. Nhiều đại diện của pháp nhân (kể cả đại diện pháp nhân trước và sau khi chuyển đổi) còn quan niệm rằng vốn của NHPT là vốn Nhà nước, việc trả nợ cho NHPT không quan trọng như với việc trả nợ của tổ chức tín dụng khác, họ muốn nhân cơ hội này Nhà nước xóa nợ hoặc xóa lãi cho họ. Đã xảy ra trường hợp số nợ cũ của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi với NHPT đã không được làm thủ tục bàn giao và ghi vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi.
Có những đại diện theo pháp luật mới của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, chia tách, sáp nhập, hợp nhất kể cả doanh nghiệp đổi tên, đã không chịu ký hợp đồng kế thừa quyền và nghĩa vụ với Chi nhánh, thoái thác trách nhiệm với “lý sự cùn” rằng, những người trước làm gì họ không biết, họ có vay đâu mà bây giờ bắt họ phải trả nợ.
Đã có ý kiến cho rẳng, về mặt pháp lý, nếu khách hàng không chịu ký hợp đồng kế thừa quyền và nghĩa vụ với Chi nhánh thì họ vẫn phải chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ theo quy định của pháp luật như đã nêu trên,
nếu họ không nhận trách nhiệm (không ký hợp đồng kế thừa quyền và nghĩa vụ và không trả nợ cho NHPT), NHPT vẫn có quyền kiện họ ra Tòa và pháp luật đương nhiên bảo vệ ngân hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sẽ thuận lợi cho chúng ta tại các cơ quan tài phán khi những hợp đồng trước đó của NHPT ký với khách hàng đảm bảo chặt chẽ không để xảy ra sai sót và Chi nhánh đã sử dụng hết các biện pháp để buộc khách hàng thực hiện nghĩa vụ với NHPT nhưng họ không thực hiện.
Có một số ý kiến của khách hàng tranh luận rằng, việc ký hợp đồng kế thừa quyền và nghĩa vụ với NHPT là một thủ tục thừa, không cần thiết, vì quyền & nghĩa vụ của các bên liên quan trong quan hệ dân sự này đã được pháp luật mặc nhiên thừa nhận. Chúng tôi không ủng hộ ý kiến này, bởi vì: các quy định của pháp luật vẫn mang tính chất chung và khi thực hiện cần được thể hiện một cách cụ thể, nhất là trong quan hệ dân sự với nhiều giao dịch mang tính chất khác nhau như: quan hệ vay vốn, quan hệ thế chấp, bảo lãnh, tiền gửi…, trong đó đặc biệt lưu ý đến tài sản liên quan đến người thứ ba trong quan hệ thế chấp, bảo lãnh.