NHỮNG KHÓ KHăN CỦA VIỆC THu HÚT, GIỮ KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu tapchi85 (Trang 29)

xuất khẩu lớn, tài chính mạnh và uy tín trong quan hệ tín dụng của NHPT phải đối mặt với nhiều thách thức, đó là:

Việc điều chỉnh lãi suất cho vay:

Theo điều 21 Nghị định 75/2011/ NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước quy định lãi suất cho vay xuất khẩu do Chủ tịch hội đồng quản lý NHPT báo cáo Bộ Tài chính công bố theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường. Qua thực tế cho thấy khi lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng thì lãi suất TDXK tăng theo. Khi lãi suất trên thị trường tiền tệ giảm thì lãi suất TDXK cũng giảm theo. Cụ thể như từ đầu năm 2013 đến nay lãi suất trên thị trường giảm dần và lãi suất TDXK cũng giảm từ 11,4%/ năm xuống còn 10,2% năm và sau đó giảm tiếp còn 9,3%/năm.

Xét về bản chất thì lãi suất TDXK của Nhà nước vẫn hấp

dẫn hơn so với lãi suất của các NHTM nhưng do các NHTM được chủ động trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay, còn cơ chế điều chỉnh lãi suất TDXK của Nhà nước phải thông qua Bộ Tài chính và phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của Nhà nước nên việc điều chỉnh lãi suất cho vay TDXK của Nhà nước bao giờ cũng có “độ trễ” nhất định, tức lãi suất chậm điều chỉnh hơn so với các NHTM. Do đó, khi lãi suất trên thị trường tiền tệ biến động theo chiều hướng tăng dần thì lãi suất cho vay của các NHTM tăng nhanh hơn so với lãi suất TDXK, làm cho khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất cho vay của các NHTM và lãi suất TDXK càng cao. Khi đó NHPT rất dễ thu hút và giữ khách hàng. Ngược lại, khi lãi suất trên thị trường tiền tệ biến động theo chiều hướng giảm dần như những tháng đầu năm 2013 thì lãi suất cho vay của các NHTM giảm nhanh và ở một số thời điểm tại một số NHTM lãi suất cho vay còn thấp hơn lãi suất TDXK của Nhà nước nên NHPT gặp nhiều khó khăn trong việc giữ và thu hút khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có kim ngạch xuất lớn, tài chính mạnh và uy tín trong quan hệ tín dụng.

Lãi suất cho vay theo từng khách hàng: Mục đích của chính sách TDXK của Nhà nước là thúc

đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng thuộc đối tượng khuyến khích xuất khẩu, góp phần bình ổn cán cân thương mại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nên tất cả các khách hàng vay vốn TDXK trong hệ thống NHPT đều được áp dụng cùng một mức lãi suất như nhau và được áp dụng thống nhất trong cả nước. Trong khi đó, các NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên chính sách lãi suất cho vay đối với các khách hàng rất linh hoạt. Tùy theo điều kiện và tình hình huy động vồn tại từng thời điểm mà một số NHTM có thể đưa ra chính sách lãi suất thấp hơn lãi suất TDXK của Nhà nước để thu hút một số khách hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, tài chính mạnh và có uy tín trong quan hệ tín dụng.

Xét về mặt tổng thể thì lãi suất TDXK của Nhà nước vẫn thấp hơn lãi suất các NHTM nhưng ở một số NHTM lớn tại một số thời điểm nhất định, các NHTM có thể huy động được số lượng tiền gửi ngắn hạn lớn, đặc biệt là tiền gửi không kỳ hạn thì các NHTM có thể đưa ra chính sách lãi suất thấp hơn lãi suất TDXK của Nhà nước đối với một số khách hàng là rất dễ dàng.

Ngoài ra, thông qua chính sách lãi suất cho vay thấp để Tín dụng xuất khẩu:

NHỮNG KHÓ KHăN CỦA VIỆC THu HÚT,GIỮ KHÁCH HÀNG GIỮ KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu tapchi85 (Trang 29)