Hiệu quả từ dự án giảm thất thoát nước sạch

Một phần của tài liệu tapchi85 (Trang 40 - 42)

Đỗ ngọC - pHòng Tín Dụng 1 Sở giao DịCH 2, nHpT

Dự án được chia thành 2 vùng (vùng 1 và vùng 2) để thực hiện. Hiệu quả quản lý và giảm rò rỉ tại vùng 1 được thực hiện bởi nhà thầu Manila Company Inc thiết lập 119 DMA và tại vùng 2 được thực hiện bởi liên danh TNHH MTV Vật liệu xây dựng và XLTM BMC và Công ty TNHH Minh Thông thiết lập 125 DMA nhằm giảm thất thoát nước đến mức tối đa được đánh giá đạt yêu cầu. Theo đó, lượng nước rò rỉ giảm được đến cuối năm 2010 là 15.597 m3/ngày, năm 2011 là 52.999 m3/ngày và đến cuối năm 2012 là 87.772 m3/ngày. Theo đó, các công ty cổ phần cấp nước (Công ty CPCN) khu vực thuộc vùng 1 đã thiết lập DMA và giảm lượng thất thoát nước thực tế khá cao: Công ty CPCN Bến Thành thiết lập 37/47 DMA giảm rò rỉ nước được 55.837.86 m3/

ngày; Công ty CPCN Phú Hòa Tân thiết lập 31/38 DMA giảm thất thoát nước rò rỉ 5.303,37 m3/ngày; Công ty CPCN Chợ Lớn thiết lập 23/28 DMA giảm rò rỉ thất thoát nước 27.595,04 m3/ngày và Công ty CPCN Gia Định thiết lập 05/6 DMA giảm thất thoát nước rò rỉ 2.825,60 m3/ngày.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý dự án cũng chú trọng phát hiện các điểm vỡ đường ống cung cấp nước để kịp thời sửa chữa, khắc phục, tránh thất thoát nước từ nguồn cung trước khi đến hộ dân. Việc này được thực hiện dựa trên đội ngũ kỹ thuật rà bằng thủ công đường ống và thường thực hiện vào khoảng nửa đêm về sáng, khi toàn thành phố đã chìm trong tĩnh lặng. Công việc này đòi hỏi kinh nghiệm và khả năng tập trung cao của đội ngũ kỹ thuật và sự nhiệt tình công tác. Ông Vương Quang Sang - Trưởng ban Quản lý dự án nói với chúng tôi về công việc thầm lặng của những người rà đường ống vỡ, bởi họ phải làm việc vào ban đêm, đòi hỏi khả năng tập trung thính lực rất cao. Ban Quản lý dự án cũng có chế độ động viên, khuyến khích những người làm công tác này phát huy khả năng và đạt hiệu quả cao. Tính đến tháng 4/2013, số điểm rò đường ống cung cấp bị vỡ trước khi đến nhà dân đã được khắc phục sửa chữa là 10.898 điểm.

Đánh giá chung về dự án, lãnh đạo Ban Quản lý cho chúng tôi biết để đạt được kết quả giảm thất thoát nước như trên, công tác vận động, giải thích cho người dân các vùng 1, 2 tham gia vào dự án lúc đầu gặp nhiều khó khăn vì ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của hàng triệu hộ dân trên địa bàn, khi tiến hành thiết lập DMA phải tiến hành đóng van cung cấp nước, nước chảy yếu. Trong quá trình thực hiện, bằng việc tuyên truyền và thực tế thực hiện dự án, sinh

hoạt trong vùng thiết lập DMA không bị ảnh hưởng nhiều nên đã tranh thủ được sự ủng hộ giúp đỡ của các cơ quan liên quan và người dân.

Hiện nay, SAWACO cung cấp nước sạch cho Thành phố hơn 1,520 triệu m3/ngày. Trước đây, khi chưa có dự án, lượng nước sạch thất thoát chiếm 41,5% bao gồm cả hữu hình và vô hình. Đến nay, dự án đã góp phần giảm lượng nước thất thoát còn 36,54% trên toàn thành phố và ở vùng 1 của dự án đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, tại vùng 2 của dự án, do các điều kiện khách quan như cơ sở hạ tầng quá cũ, các đường ống cung cấp nước có từ khoảng hơn 130 năm nên thất thoát hữu hình chỉ khắc phục được một phần, không đạt hiệu quả cao như vùng 1. Đây cũng là trăn trở của lãnh đạo Ban Quản lý dự án vì những hạn chế: đầu tư xây dựng của dự án không giống như xây dựng khác, các nhà thầu trong nước không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu dự thầu. Việc đấu thầu kéo dài và chỉ có một nhà thầu nước ngoài tham gia nhưng giá chào gói thầu cao gấp 4 lần quy định nên lại phải tổ chức đấu nhiều lần cùng với việc hạ thấp các tiêu chuẩn xuống cũng làm ảnh hưởng đến mục tiêu giảm thất thoát nước thực hiện tại vùng 2 đạt thấp hơn so với vùng 1. Hiệu quả của dự án đã thấy rõ bằng việc giảm thất thoát nước tại các vùng 1, vùng 2 đã tiết kiệm lượng nước bằng công suất nhà máy sản xuất cung cấp nước 1.250 triệu m3/năm, góp phần tiết kiệm suất đầu tư xây mới nhà máy và đảm bảo cung cấp cho hơn 100 ngàn dân các vùng khác của Thành phố Hồ Chí Minh được hưởng lợi từ dự án này. Lãnh đạo Ban Quản lý dự án cũng cam kết thực hiện đúng với các điều khoản về hiệp định vay đã ký kết, thực hiện trả vốn vay gốc và lãi, phí đúng thời gian quy định cho các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Phát triển Việt Nam./.

Khi sông Gâm được ngăn dòng làm thủy điện Tuyên Quang, dòng sông lại càng trở nên kỳ diệu hơn. Dòng sông Gâm giờ đây đã mở ra một hướng đi mới về kinh tế, tạo nguồn thu không nhỏ cho đồng bào các dân tộc vùng cao và góp phần bảo tồn các giống cá quý hiếm của địa phương. Nhờ được khuyến khích nghề nuôi cá lồng trên hồ thủy điện, người dân Na Hang, Lâm Bình đã và đang có cuộc sống ổn định hơn.

Trước đây, câu chuyện về những người dân sống theo lưu vực sông Gâm từ Na Hang, Chiêm Hóa xuôi về Yên Sơn còn khó khăn, bây giờ cuộc sống của họ đã khấm khá hơn. Bởi từ khu vực lòng hồ cho đến hạ lưu, người dân đã hình thành và sống bằng nghề nuôi thủy sản. Ven con đường nhựa hơn trăm cây số men theo con sông về xuôi, xuất hiện những cánh đồng xanh mướt, nhiều làng bản trù phú, dịch vụ mọc lên như nêm… Cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng ổn định!

Một phần của tài liệu tapchi85 (Trang 40 - 42)